Năng Lượng

https://cokhinangluong.com


Tìm lời giải cho bài toán năng suất ngành cơ khí Việt Nam

Công nhân cơ khí

Công nhân cơ khí

Nhu cầu đổi mới công nghệ nâng cao năng suất của DN cơ khí đang trở nên cấp bách hơn lúc nào hết. Vậy mà vấn đề đặt ra vẫn là tài chính, thiếu nguồn lực…

Trong quá trình khảo sát nhu cầu đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp, Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ (Bộ KH-CN) đã làm việc với các doanh nghiệp cơ khí mạnh cả quốc doanh và tư nhân. Có thề thấy rằng công nghệ trong nước hiện nay chưa hoàn thiện để có thể sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu đối tác trong và ngoài nước.

Chủ yếu sử dụng công nghệ trung bình

Mặc dù sản lượng sản phẩm cơ khí chế tạo trong nước không ngừng gia tăng trong những năm vừa qua, sản phẩm do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất vẫn khó cạnh tranh được với các sản phẩm nhập ngoại có công nghệ cao. Có thể kể đến những nguyên nhân cơ bản như:  máy móc được trang bị công nghệ cũ kĩ, lỗi thời; thiếu thông tin và năng lực hợp tác nội bộ; thiếu tự tin về chất lượng của sản phẩm trong nước; các công ty chậm chuyển đổi sang kinh tế thị trường, không đủ khả năng cạnh tranh trong môi trường quốc tế; thiếu vốn đầu tư  trong khi các công ty thường không muốn đầu tư với số vốn lớn…

Theo ông Tạ Việt Dũng, Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ, phần lớn các dự án đầu tư có kinh phí dưới 10 tỳ đồng, trình độ công nghệ đạt được của thiết bị ở mức độ trung bình tiên tiến. Mặt khác, những dự án trên mang tính chất cải tiến, hoàn thiện công nghệ có sẵn là chủ yếu, ít dự án đầu tư công nghệ mang tính đổi mới, nâng cao hẳn trình độ công nghệ của mình.

“ Nguồn thông tin về thiết bị công nghệ, công nghệ của các doanh nghiệp còn thiếu. Điều này gây khó khăn cho việc xây dựng và thực hiện các dự án đầu tư đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp vẫn chưa tin tưởng vào các thiết bị và công nghệ do các tồ chức trong nước cung cấp vì cho rằng không đảm bảo chất lượng và hoạt động hậu mãi kém”, ông Dũng cho biết.

Đến nay, Việt Nam sử dụng công nghệ trung bình là phổ biến, tỷ lệ nhóm ngành công nghệ cao hiện mới đạt khoảng 20%, trong khi đó tỷ lệ này của Singapore là 73%, Malaysia là 51% và Thái Lan là 31% (theo tiêu chí, để đạt trình độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải là trên 60%).

Tốc độ đổi mới công nghệ của cả nước đạt khoảng 10% (nếu tính riêng 3 vừng kinh'tế trọng điểm là nơi tập trung công nghệ cao nhất cả nước cũng chỉ đạt khoảng 12%), so với tốc độ đổi mới công nghệ của các nước tiên tiến trên thế giới thì đây là mức còn rất thấp. Trong công nghiệp, tỷ lệ doanh nghiệp tự động hoá chỉ chiếm khoảng 1,9%, bán tự động là 19,6%, cơ khí hoá 26,6%, bán cơ khí hoá 35,7%, thủ công 16,2% .

Cái khó không ló được cái khôn

Đa số các doanh nghiệp Việt Nam đã nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp và đã tiến hành đầu tư đổi mới công nghệ hoặc đang xây dựng dự án đầu tư công nghệ. Khoảng 30% doanh nghiệp chưa nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của việc đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp, chưa có chiến lược phát trển doanh nghiệp hoặc chưa định hướng được phương thức, hướng đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị của doanh nghiệp.
Cơ khí chủ yếu ở dừng ở công nghệ trung bình và thấp

 

Báo cáo của Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ Nhu cầu đổi mới công nghệ, cho thấy trong lĩnh vực cơ khí chế tạo là rất lớn. Các doanh nghiệp tập trung đổi mới công nghệ trong các lĩnh vực thiết kế, công nghệ chế tạo các máy công cụ sản xuất và các máy móc phục vụ giao thông vận tải, công nghệ gia công cắt gọt chính xác và siêu chính xác và công nghệ chế tạo rô bốt và tay máy công nghiệp.

Ví dụ như công nghệ đúc. Mặc dù các doanh nghiệp trong nước đã có khả năng đúc được tất cả các loại thép tốt mong muốn nhưng hầu hết chưa trang bị thiết bị kiểm tra nhiệt độ kim loại lỏng, thiết bị điều khiển tự động nhiệt độ nước kim loại lỏng, không khống chế được nhiệt độ họp lý khi rót kim loại, gây ảnh hường không nhỏ đến chất lượng vật đúc. thiết bị phân tích - kiểm tra không giúp giảm phế phẩm (chỉ giảm lượng hàng bị trả về), công nghệ mới và năng suất tăng chỉ làm tăng thiệt hại nếu thiết kế chưa tốt (theo thống kê, 90% khuyết tật đúc có nguyên nhân từ lỗi thiết kế).

Hay đối với lĩnh vực có giá trị gia tăng cao và đòi hỏi hàm lượng công nghệ lớn là gia công cơ khí chính xác. Hầu hết cấc công ty cơ khí chế tạo đều phải được trang bị các loại máy mài như máy mài tròn ngoài, máy mài lỗ, máy mài mặt phang. Tuy nhiên tất cả các máy mài có mặt tại Việt Nam (đến vài nghìn chiếc) đều là các máy mài thuộc thế hệ cũ, không có thiết bị tự động đo kiểm tra trên máy. Độ chính xác về kích thước của chi tiết được mài hoàn toàn phụ thuộc vào người công nhân; rất khó đạt được độ ổn định của kích thước khi mài.

Thực tế, chỉ một số công ty có lượng máy mài tương đối nhiều như Công ty cơ khí Hà Nội, Công ty Disoco, Công ty cơ khí trung tâm Cẩm Phả, Công ty cơ khí chính xác 11 và Công ty cơ khí 83. Các nhà máy còn lại thường chỉ có từ 3 đến 5 máy mài.

Theo các chuyên gia,  Chính phủ cần thúc đẩy triển khai Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp về đổi mới sản phẩm, đổi mới công nghệ. Ngoài ra, chính sách nhập khẩu công nghệ cao cũng cần được cân nhắc, đảm bảo tính hệ thống và nhất quán, đồng thời có chính sách hỗ trợ, thúc đẩy các ngành đổi mới công nghệ.

Mặt khác, doanh nghiệp Việt Nam cũng cần phải tranh thủ  hấp thụ được công nghệ khi các đối tác đầu tư nước ngoài đem công nghệ tiên tiến vào. Theo đó, các nhà hoạch định chính sách Việt Nam cần tìm cách “bắc cầu” để các doanh nghiệp trong nước có thể hợp tác chuyển giao những công nghệ thích hợp.

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây