Tìm đầu ra cho ngành cơ khí Việt Nam

Thứ năm - 08/11/2012 18:20

http://cokhinangluong.com/

http://cokhinangluong.com/
Dù cơ khí đã được xác định là một ngành công nghiệp mũi nhọn với những mục tiêu phát triển cụ thể, song cho đến nay, so về hiệu suất công nghiệp, ngành cơ khí Việt Nam vẫn thua xa các nước trong khu vực như: Thái Lan, Malaysia, Philippines, Indonesia…

 

Không dễ để được ưu đãi

Khi đề ra định hướng phát triển, ngành cơ khí Việt Nam được hoạch định đến năm 2020 sẽ chủ động sản xuất khoảng 125 tỷ đồng tiền hàng. Thế nhưng, có đạt được con số lạc quan này hay không vẫn là một câu hỏi khó, khi hiện nay các DN ngành này đang lần lượt tạm ngừng hoạt động.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, toàn ngành cơ khí hiện nay có khoảng 3.100 DN với 53.000 cơ sở sản xuất, trong đó có gần 450 DN quốc doanh, 1.250 cơ sở sản xuất tập thể, 156 xí nghiệp tự doanh...

Tổng số vốn của các DN cơ khí quốc doanh vào khoảng 380 triệu USD, vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào ngành cơ khí vào khoảng 2,1 tỷ USD.

Tuy nhiên, dù có một lực lượng khá hùng hậu nhưng các DN cơ khí chủ yếu sửa chữa hơn là chế tạo, lắp ráp.

Vì vậy, những năm qua nước ta vẫn phải nhập khẩu máy móc, thiết bị để phục vụ sản xuất lên đến 18 tỷ USD/năm do sản phẩm sản xuất trong nước còn quá nhiều bất cập.

Theo chiến lược phát triển ngành cơ khí đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020, có 8 nhóm sản phẩm trọng điểm được chú trọng phát triển gồm thiết bị toàn bộ, máy động lực, máy móc nông nghiệp, phương tiện giao thông, máy công cụ, máy móc phục vụ ngành xây dựng, đóng tàu và thiết bị điện.

Nhưng cho đến nay, chỉ có công nghiệp đóng tàu và chế tạo thiết bị điện thực hiện được định hướng chiến lược, các nhóm ngành khác vẫn đang ì ạch. Trong khi đó, từ đầu năm đến nay nhiều nhà máy cơ khí đã tạm ngừng hoạt động do sản xuất kinh doanh gặp khó khăn.

Cũng như các ngành khác, DN cơ khí đang rất khó khăn trong việc tìm nguồn vốn. Nhiều DN cho biết thời gian qua lãi suất được điều chỉnh liên tục khiến DN phải hụt hơi sửa đổi dự án để có lợi nhuận phù hợp. Những năm qua, lợi nhuận của các công ty cơ khí cao nhất chỉ khoảng 5%/năm.

Theo chiến lược phát triển và trong chương trình cơ khí trọng điểm có quy định ưu đãi vốn vay cho DN cơ khí, nhưng trong 10 năm qua chỉ có khoảng 8 dự án được cấp vốn vay ưu đãi với mức lãi suất khoảng 11,4%/năm.

Khơi thông thị trường

Theo ông Nguyễn Văn Thụ, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam, nếu muốn phát triển thành một quốc gia công nghiệp, cơ khí phải là một trong những ngành tạo ra sự phát triển vượt bậc. Muốn vậy, các DN cơ khí phải đầu tư mạnh về công nghệ cao để bắt kịp trình độ của thế giới trong sản xuất.

Ở một số nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, để xây dựng công nghiệp cơ khí, bước đầu nhà nước thực hiện tác động tài chính để đầu tư công trình, sau đó mới dần dần cổ phẩn hóa, tư nhân hóa để tạo nên một nền tảng vững chắc cho sự phát triển của ngành cơ khí. Đồng thời, muốn phát triển ngành cơ khí, ngoài vốn, cần một đội ngũ lao động tay nghề cao.

Nhưng hiện nay, nhiều DN cơ khí Việt Nam đang rơi vào tình trạng thiếu nhân lực nghiêm trọng, nhất là thợ có tay nghề cao, do hệ thống giáo dục chưa chú trọng đến việc đào tạo nhân lực cho ngành cơ khí.

Song song đó, việc thiếu đầu ra cũng là một trong những gánh nặng đối với DN cơ khí. Cùng với chính sách cắt giảm đầu tư công của Nhà nước, thị trường sản xuất trầm lắng, DN các ngành khác không đầu tư mở rộng sản xuất nên hàng hóa của ngành cơ khí không bán ra được. Đồng thời, một số đơn vị có nhu cầu mua sắm máy móc nhưng chỉ nhắm đến hàng nhập khẩu.

Chẳng hạn đối với mặt hàng cẩu trục, Công ty Công nghiệp nặng Doosan Vina đã sản xuất và xuất khẩu được 20 chiếc sang Indonesia, nhưng tại thị trường Việt Nam chỉ tiêu thụ được 1 chiếc.

Không có khách hàng dẫn đến việc các DN không mặn mà đầu tư, phát triển sản phẩm cho thị trường nội địa và kéo theo sự phát triển trì trệ của ngành cơ khí.

Trước tình trạng thiếu đầu ra, nhà máy đóng cửa hàng loạt, nhiều DN kiến nghị Luật Đấu thầu cần phải được xem xét lại một số quy định như không tính tới nguồn gốc xuất xứ, không tính tới tỷ lệ nội địa hóa của thiết bị... dẫn đến việc các DN khó cạnh tranh trên sân nhà.

Luật Đấu thầu cũng cần tính đến xuất xứ, xuất xứ khác mức giá phải khác. Đồng thời nếu tỷ lệ nội địa hóa không được tính trong yếu tố đấu thầu, sản phẩm của các DN cơ khí trong nước rất khó có mặt trong các dự án.

Đỗ Linh (nguồn: saigondautu)

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ NĂNG LƯỢNG - http://cokhinangluong.com
→ LIÊN HỆ

 

Tác giả bài viết: AnhDuan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

VIDEO
Giỏ hàng
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay18
  • Tháng hiện tại42,195
  • Tổng lượt truy cập5,082,452
THẰM DÒ Ý KIẾN

Bạn thấy website này thế nào

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây