Nông dân chê máy móc trong nước

Thứ ba - 22/01/2013 23:19

Máy Thu Rơm

Máy Thu Rơm
Cơ giới hóa nông nghiệp là nguyện vọng của nông dân, đồng thời là điều kiện để tăng năng suất, làm dôi dư lao động để chuyển sang cho công nghiệp. Chưa cơ giới hóa được sản xuất nông nghiệp là nguyên nhân rất quan trọng làm đội giá các loại nông sản.

Năm 2010, Chính phủ ban hành Quyết định 63/QĐ-TTg hỗ trợ vốn vay dài hạn để nông dân mua máy móc nông nghiệp sản xuất trong nước.

Qua hai năm thực hiện quyết định này, nhiều địa phương cho biết, nông dân không muốn vay nguồn tín dụng này dù đang rất thiếu vốn. Lý do là vì họ không tin chất lượng máy móc sản xuất trong nước. Những chủ trại nuôi tôm cho biết: “Một vụ tôm phải chi ra nửa tỉ đồng. Giống tôm thẻ chân trắng rất nhạy cảm. 

Chúng tôi chỉ dùng môtơ sục ôxy của Nhật, dù đắt tiền. Thay máy móc nội hóa là chuyện mạo hiểm. Ai bảo đảm cho chúng tôi nếu bị tổn thất?”. Thật ra, không phải chỉ riêng máy sục ôxy mà mọi thứ máy móc khác, như máy đào ao người ta cũng chỉ mua máy Nhật, thức ăn gia súc thì phải là theo công nghệ Đài Loan…

Nhân dịp này, cùng nhìn lại sẽ nhận ra tình trạng cơ giới hóa nông nghiệp của chúng ta còn rất nhiều bất cập: Nhiều khâu sản xuất, thu hoạch chưa được cơ giới hóa; hầu như chưa có ngành công nghiệp chế biến nông sản tương xứng với năng lực sản xuất; nông dân có lý do khi ưa chuộng máy móc của nước ngoài. Như vậy là sau bao nhiêu năm thực hiện công nghiệp hóa, nền công nghiệp VN vẫn chưa thể đóng được vai trò đầu tàu kéo nền nông nghiệp tiến lên. 

Máy cày - bừa cầm tay - Cơ Khí Năng Lượng

Cũng cần khẳng định lại bài học của các quốc gia đi trước: Không có nước nào cơ giới hóa nông nghiệp thành công bằng cách nhập máy móc nông nghiệp của nước ngoài. Lý do rất đơn giản là vì mỗi nước có điều kiện đất đai và khí hậu rất khác nhau. VN có 8 vùng nông nghiệp, mỗi vùng đặc trưng cho một số loại cây trồng. 

Cơ giới hóa nông nghiệp là nguyện vọng của nông dân, đồng thời là điều kiện để tâng năng suất, làm dôi dư lao động để chuyển sang cho công nghiệp. Chưa cơ giới hóa được sản xuất nông nghiệp là nguyên nhân rất quan trọng làm đội giá các loại nông sản.

Để thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp, nông dân ta đang có hai cái khó: Một là ruộng đất manh mún, lại không có hệ thống thủy lợi giao thông nội đồng để đưa máy móc vào ra; hai là rất thiếu vốn. Hội Nông dân, Hội Khuyến nông cần thể hiện năng lực của mình trong việc vận động nông dân liên kết nhau xây dựng nên cánh đồng lớn để thực hiện cơ giới hóa. Cần làm cho nông dân không ám ảnh bởi hình thức hợp tác hóa kiểu cũ, cùng xây dựng mối liên kết để giải quyết yêu cầu nóng hổi đang đặt ra. 

Máy gặt đập liên hợp Kubota DC-60 - Nhật Bản
Máy gặt đập liên hợp Kubota DC-60 - Nhật Bản

Cơ giới hóa nông nghiệp, phát triển toàn diện nền nông nghiệp là một phần quan trọng nhất trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Các cơ quan có trách nhiệm cần tiếp tục đổi mới chính sách từ khâu đầu tư, đến quy hoạch các ngành sản xuất và đào tạo nhân lực. Cần có chính sách tăng tỉ lệ đầu tư thích đáng hơn cho nông nghiệp và mau chóng vực dậy nền cơ khí chế tạo máy móc nông nghiệp. Theo tin từ Viện Khoa học nông nghiệp, có đến hơn 10.000 kỹ sư cơ khí nông nghiệp đi tìm việc ở các ngành khác! Xin đừng trách nông dân quay lưng với máy móc nông nghiệp sản xuất trong nước, khi mà chính ''chất xám'' của ngành này đang bị ruồng rẫy; sản phẩm làm ra thì chưa có thương hiệu và người mua không được bảo hộ nếu như bị thiệt hại!

Theo hiendaihoa.com

Tác giả bài viết: AnhDuan - tổng hợp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

VIDEO
Giỏ hàng
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập16
  • Hôm nay700
  • Tháng hiện tại133,066
  • Tổng lượt truy cập4,574,420
THẰM DÒ Ý KIẾN

Bạn thấy website này thế nào

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây