Việt Nam - Thụy Điển hợp tác chế tạo máy bay không người lái tối tân

Thứ hai - 14/01/2013 11:47

Máy bay không người lái hiện đại cho Việt Nam

Máy bay không người lái hiện đại cho Việt Nam
Thỏa thuận hợp tác mới với Thụy Điển có thể mở ra triển vọng về một nền công nghiệp máy bay không người lái hiện đại cho Việt Nam.

 

Việt Nam - Thụy Điển hợp tác chế tạo máy bay không người lái
Máy bay Discoverer do Tập đoàn Unmanned chế tạo - Ảnh: Unmanned System Group

Theo thông tin từ Hội hàng không - vũ trụ Việt Nam (VASA), Tập đoàn sản xuất máy bay không người lái Unmanned System Group (UMS) và VASA vừa ký kết hợp tác chế tạo máy bay không người lái (UAV) tại Việt Nam. Theo ông Nguyễn Đức Cương, Chủ tịch VASA, sản phẩm hợp tác có tên là Mắt thần 01, là một tổ hợp máy bay không người lái tầm trung chủ yếu là dùng để quan sát ban ngày và ban đêm, có trọng lượng 95 kg, tốc độ tối đa 200 km/giờ, thời gian bay 6-10 giờ (tùy theo tải có ích), bán kính liên lạc vô tuyến 100-200 km. Thiết bị cho phép việc giám sát trực tiếp qua truyền hình ở cự ly 100-200 km cả ngày và đêm.

Hai bên đã nhất trí chia dự án hợp tác thành 3 giai đoạn, theo TTXVN. Trong giai đoạn 1, phía Thụy Điển sẽ giúp Việt Nam toàn bộ kinh phí và thiết bị lắp ráp chế tạo 2 UAV Mắt thần 01, bao gồm chuyển giao sở hữu trí tuệ, kiểu dáng thiết kế cũng như cử các chuyên gia của UMS sang Việt Nam giúp đỡ, tư vấn. Giai đoạn 2, hai bên hợp tác phát triển khoa học điện tử hàng không, bao gồm các kỹ thuật lái tự động, camera giám sát ngày đêm. Giai đoạn 3, hai bên sẽ tiến tới sản xuất UAV theo đơn đặt hàng và tiến tới xuất khẩu UAV từ Việt Nam.

Theo VASA, UAV có thể ứng dụng với các mục đích như tuần tra biên giới, giám sát bảo vệ biển đảo, bảo vệ rừng, phát hiện sớm các đám cháy rừng, chụp ảnh trên không, lập bản đồ, giám sát đường cao tốc, phục vụ các nhiệm vụ cho hải quân, tìm kiếm cứu nạn… UAV có ưu điểm không phụ thuộc vào tâm sinh lý của phi công, chi phí thấp hơn máy bay có người lái từ hàng chục đến hàng trăm lần. UAV cũng có khả năng thực hiện nhiệm vụ trong những điều kiện phi công không thể làm được.

Công nghệ tối tân

Máy bay không người lái Việt Nam

UMS là tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới về chế tạo các hệ thống không người lái có trụ sở chính đặt tại Thụy Sĩ còn trung tâm chế tạo, nghiên cứu và phát triển nằm ở Thụy Điển. Theo website chính thức Unmannedgroup.com, tập đoàn hiện có 3 sản phẩm chủ lực là Discoverer, Discoverer 2 và trực thăng không người lái (VTOL UAV) ATRO-X.

Cả 3 loại UAV nói trên đều có công nghệ tối tân với nhiều ưu điểm như tầm hoạt động rộng (bán kính từ 100-200 km), thời gian hoạt động lâu (đến 10 tiếng), tốc độ cao (tối đa 200 km/giờ), linh hoạt và tiết kiệm nhiên liệu. Cả 3 loại đều tương đối gọn nhẹ nhưng có sức chở lớn (từ 10-120 kg), có thể mang theo nhiều thiết bị giám sát, theo dõi và có thể hoạt động đa chức năng. Riêng Discoverer 2 và ATRO-X còn có thể được sử dụng trong công tác an ninh - quốc phòng trên biển, trên bộ lẫn trên không. Theo Unmannedgroup.com, Discoverer 2 có thể dùng để thăm dò trận địa, hỗ trợ chiến đấu, phát hiện vũ khí sinh - hóa học và làm nhiễu hệ thống liên lạc, radar. Tương tự, ATRO-X có thể mang theo nhiều thiết bị thăm dò, giám sát cực nhạy cũng do UMS sản xuất. Ngoài ra, với động cơ cực mạnh và sức chở lớn, chiếc trực thăng không người lái này còn có thể được trang bị vũ khí tấn công với hỏa lực khá mạnh.

Trên trang suasnews.com, chuyên gia Chris Anderson nhận định rằng dựa theo các thông số kỹ thuật của Mắt thần 01, có thể UAV sắp tới của Việt Nam sẽ sử dụng công nghệ tương tự như của dòng Discoverer.

Trường Sơn - Trọng Kha - TN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

VIDEO
Giỏ hàng
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay3,774
  • Tháng hiện tại42,034
  • Tổng lượt truy cập5,082,291
THẰM DÒ Ý KIẾN

Bạn thấy website này thế nào

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây