Nghề Cơ khí – Chọn 1 nghề làm nhiều ngành

Thứ ba - 24/12/2013 00:16

Cơ khí, chế tạo máy

Cơ khí, chế tạo máy
“Khó khăn” là từ nhiều người dùng để miêu tả cuộc sống của họ trong thời kỳ suy thoái kinh tế. Khó khăn từ việc “chạy ăn” đến “công việc, thu nhập, …”.
Suy thoái kinh tế đã làm thay đổi tương đối cái nhìn của xã hội về giá trị nghề nghiệp. Không ít những ngành nghề “hot” bị “rớt giá” thảm hại, trong khi một số nghề vẫn giữ được phong độ. Cũng có những nghề trở nên có giá hơn nhờ khủng hoảng và cơ khí là một trong số đó. Các kỹ sư cơ khí ở Anh trung bình kiếm được một mức lương 40.000 bảng Anh/năm và ở Mỹ là 67.600 USD/năm, với tiềm năng có thể nâng mức thu nhập lên tới sáu con số.

Nhân lực ngành cơ khí: Doanh nghiệp vẫn mỏi mắt tìm

Hiện các khu công nghiệp chế xuất trên địa bàn các tỉnh phía Nam như TP.HCM và các tỉnh lân cận luôn trong tình trạng thiếu hụt đội ngũ kỹ sư lành nghề các ngành chế tạo máy, tiện, phay… dù đăng tuyển khá nhiều. Còn tại thị trường lao động phía Bắc, các công ty cơ khí ở các các khu công nghiệp ở Hà Nội, Bắc Ninh cũng có nhu cầu tuyển dụng ngành nghề này khá lớn. Trên các trang web tuyển dụng như Việc làm 24h, Tìm việc nhanh, Careerlink… thì cơ khí là một trong những ngành mà các doanh nghiệp có nhu cầu lớn nhất.

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TPHCM (Falmi) về nhu cầu nhân lực giai đoạn 2012 - 2015 thì nhu cầu nhóm ngành Cơ khí - Luyện kim - Công nghệ ô tô xe máy lại đứng đầu, chiếm tỷ lệ 28% nhu cầu lao động. Trong đó nhân sự trình độ trung cấp có nhu cầu nhiều nhất, chiếm tới 50%, kế đến là cao đẳng – đại học (30%), lao động phổ thông (20%). Tuy nhiên, theo ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc Falmi, nguồn cung mới chỉ đáp ứng 60% nhu cầu. Nhu cầu nhân lực có trình độ, kinh nghiệm trong lĩnh vực này có xu hướng tăng, điều này đòi hỏi người lao động phải chủ động nâng cao kiến thức không ngừng nghỉ, mức độ đào thải cao nên ai không đáp ứng sẽ bị loại khỏi “cuộc chơi”.

Kỹ sư cơ khí đang làm việc
Kĩ sư cơ khí đang làm việc

Đặc biệt, trong khi nguồn nhân lực cơ khí trong nước đang thiếu trầm trọng thì học viên ngành này lại thích đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài thay vì làm việc cho các công ty cơ khí trong nước. Nhiều công ty tuyển thợ cơ khí, kĩ sư cơ khí tại Hàn Quốc với mức lương hấp dẫn 30 triệu đồng/tháng, làm việc tại Đài Loan, Malaysia, Nhật Bản với nhiều chế độ ưu đãi nên rất thu hút các lao động Việt Nam. Chính vì thế, các công ty cơ khí trong nước càng thiếu hụt nguồn lao động.

Thị trường lao động cơ khí có tay nghề cao đang cạnh tranh rất khốc liệt bởi đơn vị nào cũng cần. Nếu không có chính sách giữ chân họ lại, chỗ khác trả lương cao hơn là họ đi ngay.

Thị trường lao động cơ khí có tay nghề cao đang cạnh tranh rất khốc liệt bởi đơn vị nào cũng cần. Nếu không có chính sách giữ chân họ lại, chỗ khác trả lương cao hơn là họ đi ngay.

 Kỹ sư cơ khí luôn được trải thảm đỏ:

Xuất phát từ nhu cầu trên, sinh viên tốt nghiệp nhóm ngành Cơ khí – Điện- Điện tử cũng vì thế dễ dàng tìm được việc làm với mặt bằng mức lương ổn định ngay sau khi ra trường. Theo Falmi thì mức lương phổ biến cho các ngành kỹ thuật – công nghệ bao gồm nhóm ngành Cơ khí – Điện – Điện tử được các doanh nghiệp đưa ra khi tuyển dụng trung bình từ 6 – 10 triệu đồng/tháng trở lên. Bên cạnh đó là cơ hội nâng cao trình độ lên thạc sỹ, tiến sỹ trong và ngoài nước.

Tổng hợp mức lương hiện tại trên thị trường lao động ngành cơ khí

STT Chức danh Bằng cấp chứng chỉ cần có/ Code & Standard cần am hiểu Các công ty có nhu cầu tuyển dụng/ Nơi làm việc Mức lương dự kiến (USD/ Tháng)

1

Kỹ sư thiết kế(đường ốngkết cấu, thiết bị, Hệ thống điều hòa, thông gió, làm mát – HVAC) Autocad, PVElite, Multi-frame, CADWorx, CAESAR II Các công ty thiết kế (Technip, Worley Parson, JGC, Simas, Danieli…)

800-1.500

2

Kỹ sư thi công(đường ống, kết cấu) ASME, ANSI, ASTM, AGA, API, AWWA, BS… kỹ năng tổ chức quản lí, thi công Các công ty xây dựng, cơ điện (M&E), các tổng thầu của dự án (EPC Contractors)…

700-1.500

3

Kỹ sư lắp đặt thiết bị Kỹ năng lắp đặt thiết bị, căn chỉnh đồng tâm, đấu nối chạy thử

-nt-

1.000-1.500

4

Kỹ sư thử áp/ Hydrotest Engineer Đọc hiểu bản vẽ P&ID, biết sử dụng các máy móc liên quan đến hydrotest…

-nt-

800-1.500

5

Kỹ sư dự án Có kỹ năng quản lí dự án, quản lí sản xuất…“Microsoft Project”, Autocad… Các công ty xây dựng M&E, EPC contractors, các nhà máy sản xuất

700-1.200

6

Kỹ sư kế hoạch Có kinh nghiệm về quản lí dự án, đấu thầu. AutoCad, Microsoft Project, design software

-nt-

1.000-1.500

7

Kỹ sư chạy thử/ Commissioning Engineer Kỹ năng lắp đặt thiết bị, căn chỉnh đồng tâm, đấu nối chạy thử

-nt-

1.000-1.500

8

Kỹ sư kết cấu vỏ tàu/ Naval Architect Engineer Autocad, Design Software Các nhà máy đóng tàu, các dự án hóan cải, đóng mới tàu chứa xử lí dầu thô

1.000-1.200

9

Giám sát chất lượng đường ống, chất lượng kết cấu CSWIP, NDT Certificates, Chủ công trình, EPC Contractors, các nhà thầu phụ…

1.200-2.000

10

Giám sát lắp đặt thiết bị Kỹ năng lắp đặt thiết bị, căn chỉnh đồng tâm, đấu nối chạy thử

-nt-

1.200-3.000

11

Giám sát hàn CSWIP, NDT Certificates,

-nt-

1.200-3.000

12

Giám sát NDT (Nondestructive Testing: kiểm tra không phá hủy NDT Certificates: MT, UT,RT

-nt-

1.200-3.000

13

Giám sát sơn CSWIP, Frosio, Nace

-nt-

1.000-3.000

14

Vận Hành & Bảo Dưỡng (O&M) Kỹ năng bảo dưỡng thiết bị quay, bơm, van… Nhà máy, giàn khoan, tàu dầu, giàn khai thác

1.000-1.500

(Nguồn: vungtaujobs.com/)

Đặc biệt, với những kỹ sư có kinh nghiệm, đã trải qua các khóa học chuyên sâu, có một trong những chứng chỉ quốc tế, là thành viên của các hiệp hội, hiểu các chuẩn quốc tế như JIS, ASME, ASTM, CSWIP, NDT, Frosio, Nace, Nebosh, PDMS, PMCS, SPR, HVAC & Freezer, Solar Gas Turbine and Gas Compressor, Laser Aligment, Maximo, Amos… thường có mức thu nhập rất cao và thăng tiến tốt trong nghề nghiệp. Hiện nay đã có nhiều người Việt Nam đảm nhận những vị trí cao cấp thay thế người nước ngoài như OIM, FM, Field Superintendent, Rig Manager, Barge Captain, Maintenance Manager… với mức lương từ khoảng 4.000 – 6.000 USD/ tháng.

a3-fb919[1]Tham khảo mức lương của Kỹ sư cơ khí tại các nước phát triển:
Tại Mỹ
Theo báo cáo của Hiệp hội Quốc gia về các trường Cao đẳng và nhà tuyển dụng Hoa Kỳ (NACE) hồi tháng 4 vừa qua, các sinh viên ngành kỹ sư mới ra trường chiếm đến 7 trong 10 vị trí việc làm có lương cao nhất. Trong đó lương của kỹ sư cơ khí “mới toanh” lên đến 67.600 USD/năm, chỉ sau kỹ sư dầu khí và kỹ sư máy tính (Nguồn: CNNmoney). Không phải sinh viên mới ra trường nào cũng có mức lương như thế, theo NACE mức lương trung bình cho sinh viên mới ra trường tại Mỹ là 44.928 USD/năm, tăng 5.3% so với năm ngoái.Nhu cầu về kỹ sư cơ khí cũng được dự báo sẽ tăng “chóng mặt” trong thập kỷ tới do các doanh nghiệp ngày càng mạnh tay đầu tư vào máy móc, công nghệ. NACE tính toán mức lương trung bìnhcủa kỹ sư cơ khí có thể tăng lên 82.480 USD/năm.
Tại Úc:
Những kỹ sư cơ khí tốt nghiệp tại Úc có thể kiếm được mức lương trung bình 1.622 AUD/tuần tương đương khoảng 85.600 AUD/năm (Nguồn: Joboutlook). Theo The Good Universities Guide 2013 đây một trong những ngành có mức lương cao nhất. Ở những bang có nhiều hầm mỏ và nguồn nhiên liệu ở Úc như Western Australia và Queensland, sinh viên quốc tế sẽ có cơ hội kiếm được nhiều việc làm hơn. Những sinh viên có kỹ năng, được đào tạo bài bản hoàn toàn có đủ tiêu chuẩn để xin thị thực cư trú dài hạn ở Úc. Để có cơ hội ở lại Úc, bạn có thể xin thị thực làm việc sau khi hoàn tất việc học (post-study work visa) hay thị thực tạm thời cho những người có tay nghề cao (Graduate (Temporary) Visa).

Cơ khí luôn là một ngành đắt giá bởi đó không phải là công việc dành cho tất cả mọi người. Nó đòi hỏi khả năng thực hiện các tính toán phức tạp một cách nhanh chóng, nắm bắt và làm việc với các thành phần trong môi trường 3D, chịu trách nhiệm về sự an toàn của con người cũng như sự tác động đến đời sống tự nhiên và xã hội.

Có thể nói kỹ sư cơ khí là một trong số những người lao động được trang bị tốt nhất trên thế giới cả về kiến thức và kỹ năng. Để làm tốt công việc trong lĩnh vực cơ khí, bạn cần có niềm đam mê, tính cẩn thận, chính xác, kiên trì, có tư duy phân tích nhạy bén, logic…

Thực trạng đào tạo các ngành cơ khí ở Việt Nam

Trước đây, công việc của ngành cơ khí luôn liên quan đến sắt thép, đến các công việc gia công bằng tay như tiện, phay, hàn… Nhưng hiện nay, công nghệ phát triển mạnh mẽ nên ngành này cũng được chuyên môn hóa, nhiều công việc cơ khí người làm không trực tiếp thao tác mà chỉ cần bấm các thông số kỹ thuật trên máy móc. Sau hơn 20 năm mở cửa, hội nhập quốc tế, chào đón các nhà đầu tư nước ngoài, ngày nay hầu hết các lĩnh vực xây dựng, sản xuất, vận hành, bảo dưỡng tại Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể theo tiêu tiêu chuẩn quốc tế. Do đó, sau khi ra trường hầu hết các kỹ sư với nền tảng kiến thức liên quan đến vấn đề cơ khí sẽ phải tìm tòi, học cách để thích nghi.

Giờ thực hành lập trình gia công CNC của sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí

Giờ thực hành lập trình gia công CNC của sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí

Muốn học nghề cơ khí, người học chỉ cần tốt nghiệp THCS hoặc THPT và tham gia xét tuyển vào các trường Trung cấp chuyên nghiệp, CĐ nghề. Nếu muốn trở thành kỹ sư cơ khí, bạn bắt buộc phải có trong tay tấm bằng ĐH bằng cách thi vào các trường ĐH có đào tạo ngành này hoặc học liên thông lên CĐ, ĐH sau khi tốt nghiệp TCCN. Điểm chuẩn của ngành này khá thấp, năm 2012, điểm chuẩn ngành học cơ khí của Đại học Bách Khoa Hà Nội: 19,5 điểm; Đại học Công nghiệp Hà Nội: Công nghệ kỹ thuật cơ khí: 15 điểm; Sư phạm Kỹ thuật TPHCM: Chế tạo máy: 14 điểm, Kỹ thuật cơ khí: 15,5 điểm; Đại học Đà Nẵng: Cơ khí động lực, Chế tạo máy: 16 điểm; Đại học Công nghiệp TPHCM: Kỹ thuật cơ khí: 14 điểm; Đại học Đà Nẵng: Kỹ thuật cơ khí: 13 điểm.

Các nhóm ngành chính bao gồm: Cơ khí, cơ khí chế tạo, cơ khí động lực, máy tàu, đóng tàu, với các chuyên ngành: Cơ khí chế tạo, cơ điện tử, công nghệ tự động, kỹ thuật công nghiệp, động cơ diesel và máy phụ, khung gầm, điện ôtô, cơ khí hóa, cơ khí ô tô, kỹ thuật nhiệt lạnh, máy xây dựng, máy xếp dỡ, khai thác máy tàu biển, cơ học… Tuy nhiên, thực trạng chung của giáo dục nước ta còn nặng về lí thuyết, thiếu thực hành và kiến thức học chưa sát với nhu cầu doanh nghiệp. Bên cạnh đó, trang thiết bị giảng dạy của nhiều trường còn lạc hậu, thiếu thốn.

Theo Dân trí

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

VIDEO
Giỏ hàng
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay2,708
  • Tháng hiện tại40,968
  • Tổng lượt truy cập5,081,225
THẰM DÒ Ý KIẾN

Bạn thấy website này thế nào

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây