Những điều khó để dạy cho robot nhất

Thứ tư - 25/12/2013 22:06

Robot Mrobo biết chơi nhạc và nhảy của Tosy Vietnam

Robot Mrobo biết chơi nhạc và nhảy của Tosy Vietnam
Công nghệ robot càng ngày càng phát triển hiện đại.Dưới nhiều nỗ lực của các nhà khoa học, sự đầu tư của các công ty, quốc gia trong việc nghiên cứu, một tương lai robot có thể thay thế con người làm được rất nhiều công việc đang dần trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết. Một vài người luôn lo sợ rằng robot sẽ ngày một giống con người và chiếm lĩnh thế giới, có thể thấy ý tưởng này đã được thể hiện qua nhiều bộ phim hành động viễn tưởng. Những điều chúng ta đã thấy robot làm được như di chuyển, cầm đồ … thực chất đều cực kì khó đòi hỏi những sự kết hợp cao siêu nhất từ lý thuyết, thực hành tới thiết bị áp dụng. Và để robot thông minh hơn con người thì có lẽ phải còn rất rất lâu nữa điều này mới có thể mang tính khả thi. Bài viết này chúng ta sẽ cùng đề cập tới một số thứ được coi là khó để dạy và áp dụng vào công nghệ robot nhất.

1. Chuyển hướng

Dạy robot kỹ năng chuyển hướng

Mỗi ngày con người chúng ta đều đi lại, di chuyển từ chỗ nọ đến chỗ kia. Chúng ta di chuyển trên nhiều loại địa hình khác nhau một cách dễ dàng và bản năng. Tuy nhiên điều này là khó với robot, cúng phải có khả năng nhận thức môi trường và từ đó phân tích các dữ liệu truyền đến một cách kịp thời. Các robot sử dụng nhiều loại máy móc công nghệ cao như máy cảm biến, máy quét, máy ảnh … Tuy các thiết bị công nghệ cao càng ngày càng phổ biến cũng như được nâng cấp nhưng cũng chưa đáp ứng được ở một số môi trường đặc biệt như môi trường nước. Ở trong nước, với con người chúng ta sẽ bơi, thích nghi được nhanh chóng nhưng với robot nó sẽ làm giảm phạm vi của cảm biến, phá vỡ sự truyền cánh sáng. Công nghệ sóng siêu âm được đánh giá là một lựa chọn thay thế khá khả thi ,i chỉ thích hợp ở dưới nước chứ không được chính xác trên đất liền.

Thu thập dữ liệu về môi trường mới chỉ là một nửa vật đề. Thách thức lớn hơn nhiều liên qan tới sự xử lý dữ liệu và sử dụng nó để ra quyết đinh. Nhiều năm trước các robot điều hướng bằng cách sử dụng một bản đồ thiết kế trước hoặc tạo lập một bản đồ sau thu thập dữ liệu. Trong thực tế, hai qua trình hoạt động và lập bản đồ diễn ra đồng thời đòi hỏi các thuật toán tinh vi cùng các máy tính hiện đại nhất.

2. Linh hoạt trong các môi trường 

Linh hoạt trong các môi trường

Robot hiện nay thường được sử dụng để lắp ghép trong các dây chuyền sản xuất công nghiệp. Các môi trường làm việc này thường ít có sự tiếp xúc với con người và hầu hết các robot chỉ thực hiện một số hành động lặp lại cứng nhắc, chúng không hề có khả năng hoạt động nếu được chuyển sang làm một công việc khác hay ở một địa điểm khác có bố trí khác biệt. Trong tương lai nếu muốn sử dụng robot trong trường học, bệnh viện thì chắc chắn phải cải tiến chúng rất nhiều vì đây là các môi trường mang tính linh hoạt cao, phải đối mặt với rất nhiều cá thể con người. Rõ ràng nếu khi con người đi qua đi lại, robot không cảm nhận được mà chỉ di chuyển theo đúng quy trình máy móc sẽ dẫn tới sự rối loạn, va chạm. Trong thời gian qua, công nghệ giúp nâng cao sự linh hoạt đã có những tiến bộ đáng kể.  Trong năm 2013, các nhà nghiên cứu công nghệ Georgia đã phát triển một cánh tay robot với lò xo khóp, cho phép nó tương tác với môi trường giống như con người. Những bộ phận cảm biến cũng được nâng cấp để cảm nhận được những vật xung quanh trong vòng 1 cm. Tuy nhiên mọi thứ mới chỉ đến thế, còn quá khó khăn để chúng có thể vận động linh hoạt trong một môi trường bất kì.

3. Giao tiếp

Robot giao tiếp

Việc giao tiếp giữa con người với con người, động vật với động vật đã không còn xa lạ, liệu rằng một thứ máy móc cơ khí do con người chế ra như robot có đạt được khả năng này không ?

Alan Turing, một trong những người sáng lập ngành khoa học máy tính đã có một dự đoán táo bạo vào năm 1950 rằng sẽ có lúc robot nói chuyện trôi chảy với con người . Tuy nhiên cho tới hiện tại lời tiên đoán của ông vẫn chưa xảy ra, việc robot có thể giao tiếp trôi chảy với con người vẫn còn ở rất rất xa trong tương lai. Nguyên nhân cính đó là do sự nhận dạng giọng nói ở robot rất khác so với việc xử lý ngôn ngữ tự nhiên của con người. Ban đầu các nhà khoa học chỉ nghĩ nó đơn giản và chỉ việc cài đặt các quy tắc từ, ngữ pháp vào bộ nhớ để robot sử dụng cho cuộc trò chuyện. Tuy nhiên các quy tắc cứng nhắc về ngữ pháp không giúp gì được nhiều cho việc giao tiếp. Con người thực hiện các cuộc giao tiếp dựa trên ý nghĩa sâu xa của ngôn từ, môi trường, ngữ cảnh giao tiếp và cả khả năng tinh thần phát triển sau quá trình tiến hóa. Rõ ràng việc giao tiếp máy móc theo kiểu lập sẵn câu trả lời cho một câu nói là không khó nhưng để robot “giao tiếp trơn tru” dường như vẫn bất khả thi trong tương lai gần.

4. Học những kỹ năng mới

Học những kỹ năng mới

Con người học tập để chơi một môn thể thao mới, tập làm những thứ mình chưa từng làm là một điều bình thường và rất khả thi. Nhưng với robot thì mọi chuyện không như vậy. Chúng thực chất chỉ là một cái máy với những trang bị và thiết lập do con người tạo nên nên việc chủ động học hỏi thực hiện những kỹ năng mới là rất khó. Tuy nhiên trong những năm gần đây các nhà khoa học cũng đã có một số thành công trong nỗ lực giúp các robot được trang bị cao cấp thực hiện được những việc ngoài trang bị sẵn mà không cần thiết lập lại. Những hành động này tất nhiên phải dựa trên việc nhìn con người, nhận dữ liệu và xử lý để bắt chước chứ bản thân chúng không hề có sự sáng tạo. Chính xác hơn đó là học hỏi qua minh họa. Và không phải lúc nào chúng cũng thực hiện lại được hành vi được minh họa mà phải chính xác trong một hoàn cảnh đơn giản có trong thiết lập sẵn của cá thể robot đó.

5. Lừa dối

Robot Lừa dối

Trong cuộc sống của con người và đa phần các loài động vật tồn tại trên thế giới, có thể nói sự lừa dối là tất yếu, nó giống như bản năng. Sự lừa dối trong quá trình tiến hóa đã giúp các loài động vật cạnh tranh với đối thủ, tránh bị ăn thịt bởi kẻ săn mồi … dần dần kỹ năng lừa dối đã trở thành một cơ chế sinh tồn có hiệu quả cao.

Robot dĩ nhiên không thể phát triển được kỹ năng dối trá giống như với con người. Và căn bản của sự lừa dối xuất phát từ những cảm nhận qua linh cảm, tinh thần của một vật thể sống nên đối với máy móc dường như quá khó để có thể thực hiện điều này. Sự lừa dối cần trí tưởng tượng, khả năng để hình thành ý tưởng … tất cả những gì mà máy móc thiếu. Các nhà khoa học đã từng nỗ lực thử với những phương tiện kỹ thuật cảm biến, máy ảnh, máy quét hiện đại nhất dành cho robot nhưng vẫn quá khó để nâng cấp cảm quan cho robot.

Trong tương lai, có thể việc thử cho robot thực hiện những cú lừa sẽ khả thi hơn. Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ Georgia đã thực hành một số phản ứng lừa dối cho robot trong phòng thí nghiệm. Đầu tiên họ nghiên cứu hành động chôn vùi thực phẩm của các loài gặm nhấm nhằm bảo vệ chúng trước đối thủ. Sau đó thực hiện mã hóa các hành vi theo quy tắc đơn giản và nạp dữ liệu đó vào robot. Các máy móc trong robot đó sẽ tính toán thuật toán để xác định xem sự lừa dối ở trường hợp này có ích hay không trong tình huống và thực hiện quyết định.

(theo: genk)

Xem thêm:

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

VIDEO
Giỏ hàng
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay2,704
  • Tháng hiện tại40,964
  • Tổng lượt truy cập5,081,221
THẰM DÒ Ý KIẾN

Bạn thấy website này thế nào

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây