Vipa – công nghệ ô tô hướng tới tương lai

Thứ tư - 14/05/2014 23:13

Véhicule Individuel Public Autonome

Véhicule Individuel Public Autonome
Vipa (viết tắt của Véhicule Individuel Public Autonome) một loại xe điện không người lái, là thành quả của nỗ lực hợp tác giữa phòng thí nghiệm chuyên ngành điện tử và tự động hóa (LASMEA), hãng sản xuất xe hơi Ligier của Pháp, và công ty kỹ thuật Apojee.
 Không còn nằm trong câu chuyện khoa học viễn tưởng nữa, cuối năm 2008, 4 phiên bản Vipa được đưa vào thử nghiệm tại cơ sở lắp ráp Airbus ở Toulouse. Trong hai tuần, những phiên bản thử nghiệm này đã đáp ứng nhu cầu phương tiện vận tải cho hơn 1500 hành khách. Vipa là một trong những tiêu điểm của Triển lãm Motor 2010 tại Paris.

Vipa chứa được 4 đến 6 hành khách, họ có thể đứng hoặc ngồi, và tự động điều chỉnh tốc độ của xe khi gặp phải các chướng ngại vật trên đường. Vipa có khả năng đi trên các con phố nhỏ hẹp mà không cần sự trợ giúp bên ngoài (như hệ thống định vị GPS), Vipa thậm chí rất thích hợp đi lại trong khu vực thành thị có nhiều tòa nhà chọc trời. Loại xe này cũng rất hữu dụng ở những địa điểm công cộng lớn như sân bay, ga tàu, hoặc bệnh viện. Và theo ông Thomas Leblanc, chủ dự án của Ligier, hiện nay đang phát triển nghiên cứu phiên bản Vipa chuyên sử dụng cho khu vực thành thị, cho rằng loại xe này “có thể dùng để chuyên chở hàng hóa tại các cơ sở sản xuất lớn”. Một điều ưu việt là, ngay cả những người tàn tật cũng có thể sử dụng loại xe này.

Vipa – công nghệ ô tô hướng tới tương lai - xe điện không người lái

Vipa khắc phục được sự cố nhiễu sóng định vị và điều khiển GPS ở một số loại xe vận hành tự động điều khiển từ xa được sản xuất trước đó nhờ vào “bộ nhớ trực quan”. Bộ nhớ trực quan giúp cho Vipa có khả năng thích ứng nhanh với việc thay đổi các địa hình di chuyển khác nhau, thậm chí nó vẫn hoạt động tốt bên trong các tòa nhà. Chiếc xe được trang bị một chiếc máy tính và một camera có ống kính toàn cảnh. Nó hoạt động theo 3 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất, người vận hành lái xe trong khi camera ghi lại lộ trình. Giai đoạn thứ hai, máy tính phân tích hình ảnh, nhận dạng điểm nhìn tham chiếu (như các góc của một tòa nhà, cửa sổ…) và kết nối các điểm nhìn từ các khung hình liên tiếp để tính toán vị trí của chúng trong không gian. Giai đoạn thứ ba, chỉ cần vài phút, “não” của Vipa sẽ soạn một bản đồ 3D về các điểm tham chiếu dọc theo tuyến đường. Sau đó, theo lộ trình “đã thử nghiệm”, những điểm này được so sánh với những hình ảnh chụp trên camera trong suốt quá trình vận hành tự động của xe, giúp cho xe theo dõi vị trí 3D của chính nó trong thời gian thực.

 

Thông qua phương pháp sử dụng rô bốt di động, các nhà nghiên cứu của LASMEA đã chỉ ra rằng Vipa có thể tự động sao lại một đường đi với độ chính xác tới nhỏ hơn 1 decimet. Ý kiến này được Ligier phát triển và áp dụng vào thiết kế khung và thân xe. Động cơ điện của xe chạy trên 4 pin chì, công suất mỗi pin là 8,5 kWh, có thể chạy được 8 tiếng tự hành với tốc độ tối đa 20 km/h trong khi chịu tải trọng tối đa 6 hành khách. Ông Jean-Denys Canal, Giám đốc điều hành của Apojee cho biết, công ty đã chế tạo hệ thống điện và công nghệ thông tin, phát triển thiết bị an toàn của Vipa dựa trên “lớp bảo vệ ba lần sử dụng bộ cảm biến”. Thêm vào đó, xe cũng được lắp đặt các thanh giảm va cao su và thiết bị siêu âm để dừng xe lúc khẩn cấp, máy định tầm laze ở đầu xe liên tục quét đường đi phía trước ở khoảng cách 25m, giúp cho Vipa có thể dừng hoặc điều chỉnh tốc độ để đứng yên hoặc di chuyển tránh chướng ngại vật. Trong thời gian tới, trên cơ sở của Vipa, các nhà sản xuất sẽ sớm trang bị một nguyên mẫu mới nhỏ hơn có chức năng tương tự, gọi là Vipalab. Loại xe này cũng được thiết kế thử nghiệm với một thiết bị video mới do các nhà nghiên cứu LASMEA phát minh và tích hợp trong Vipa. Một trong những đặc tính hứa hẹn của loại xe này là khả năng lái xung quanh các chướng ngại vật hoặc dừng lại khi có tín hiệu vẫy tay đơn giản của hành khách.

 

Hiện nay, hiệp hội các nhà sản xuất (gồm LASMEA, Ligier và Apojee) được tài trợ 4 triệu euro sẽ chịu trách nhiệm sản xuất loại xe này phát triển trên thị trường rộng lớn. Chiếc Vipa được trưng bày tại Triển lãm Motor 2010 ở Paris là chiếc đầu tiên trong 12 chiếc được sản xuất bởi Ligier vào đầu năm 2011. Theo dự định, nếu buổi ra mắt thành công, loại xe này sẽ nhanh chóng được sản xuất hàng loạt. Nhà sản xuất loại xe điện tự hành này hy vọng rằng, một ngày nào đó, chiếc xe này có thể biến đổi hoàn toàn giao thông ở thành thị.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

VIDEO
Giỏ hàng
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay2,712
  • Tháng hiện tại40,972
  • Tổng lượt truy cập5,081,229
THẰM DÒ Ý KIẾN

Bạn thấy website này thế nào

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây