Đúc chuông Kiên Lao, Xuân Trường - Nghề độc nhất miền Bắc

Thứ sáu - 11/01/2013 05:24

Đúc Chuông Kiên Lao

Đúc Chuông Kiên Lao
Đúc chuông ngoài yêu cầu kỹ, mỹ thuật tạo hình dáng, họa tiết, hoa văn gọi là “sắc”. Đúc chuông còn đòi hỏi nghiêm ngặt riêng về âm thanh gọi là “thanh”. Dù chuông Tây hay chuông Nam thỉnh lên tiếng phải trong, ngân nga, âm vang trong thinh không tưởng chừng không bao giờ dứt...



Nghề đúc nói chung nhiều nơi cơ nghề. Tỉnh Nam Định ngoài Kiên Lao - Xuân Trường, còn có Tống Xá (Ý Yên) có thể đúc tượng nặng tới hàng trăm tấn nhưng đúc Chuông trên miền bắc độc nhất có Kiên Lao. Đây cũng là nghề truyền thống lâu đời của làng nghề 600 năm này.
Đúc Chuông Kiên Lao

Cụ Lê Quang Chiểu, một trong những nghệ nhân cao tuổi kể lại: nghề đúc chuông ở Kiên Lao tính ra có từ trên 200 năm nay. Tính đến nay nghề đúc Kiên Lao đã truyền qua sáu đời. Một thời gian dài nghề bị đình đốn bởi chiến tranh, khó khan về nguyên vật liệu. Từ khi đất nước chuyển đồi cơ chế ng như các làng nghề khác nghề đúc Kiên Lao mới có cơ hội khôi phục và phát triển. Nhất là những năm gần đây người dân chú trọng đời sống tâm linh, đình chùa, nhà thờ được xây dựng đã tạo ra nguồn việc làm cho làng nghề.
Ngoài sản phẩm chủ yếu là đúc chuông, thợ Kiên Lao còn đúc cả đồ thờ, đúc tượng và các đồ gia dụng nồi, mâm, xoong, chảo. Những năm gần đây chỉ tập trung vào hai loại sản phẩm: chuông và đồ thờ.

Chuông đúc có hai loại chuông Tây và cuông Nam. Chuông Tây kéo day của các nhà thờ còn chuông Nam đập vô treo ở Chùa.
Đúc chuông ngoài yêu cầu kỹ, mỹ thuật tạo hình dáng, họa tiết, hoa văn gọi là “sắc”. Đúc chuông còn đòi hỏi nghiêm ngặt riêng về âm thanh gọi là “thanh”. Dù chuông Tây hay chuông Nam thỉnh lên tiếng phải trong, ngân nga, âm vang trong thinh không tưởng chừng không bao giờ dứt. sản phẩ
m đúc khác khiếm khuyết chỗ kín có thể bỏ qua hoặc sửa chữa được. Còn quả chuông đúc cong đòi hỏi phải hoàn hảo cả “thanh” và “sắc”. Do sơ suất kỹ thuật, chuông đúc ra chưa nói đến rè, không trong tiếng là phải bỏ đi đúc lại. Cũng vì tiếng chuông dù ở nhà Thờ hay Chùa vang lên không chỉ trong phạm vi làng, xã mà còn tới tai khách thập phương. Nếu tiếng chuông vang càng xa, thánh đường hay nơi lễ phật càng được tôn vinh và là niềm tự hào của con chiên, đệ tử…
Qua đó, lới người kế tục đúc chuông càng thấy giá trị tinh hoa nghề truyền thống các bậc tiền nhân truyền lại. Cùng nhau gìn giữ để nghề không bị thất truyền và phấn đấu phát huy lên tầm cao mới.
Đúc Chuông Kiên Lao
Danh tiếng nghề đúc chuông Kiên Lao cả nước đã biết đến. Chuông ở đây đúc ra không chỉ phục vụ cho các Chùa, nhà Thờ miền Bắc, miền Trung mà tới tận Cà mau, Côn Đảo. Cũng là để đáp ứng nguyện vọng của những người dân tận nơi cuối trời của đất nước được nghe tiếng chuông ngàn đời đã vang lên trong những ngôi Chùa nơi miền đất tổ cội nguồn của dân tộc. Đến nay con cháu theo đuổi nghề đúc còn khoảng chục người trong đó có các ông: Lê Xuân Đình, Lê Văn Riệp, Lê Văn Hiệp, Lê Văn Hiến, Lê Văn Vượng…có thâm niên nghề nghiệp. Ngày giỗ tổ 27-2 âm lịch hang năm, con cháu các nơi trở về thắp hương chật nhà, kín sân, phải chuẩn bị đến 40,50 mâm cố.
Đúc Chuông Kiên Lao
Như các làng nghề khác trước đây chỉ truyền nghề cho con trai còn hiện nay trọng họ bất kể gái trai, dâu, rể hễ có chí hướng theo đuổi nghề đều được các bậc cao niên chỉ bảo không giấu diếm.
Mai Văn Hậu con rể của dòng họ là một trong những trường hợp đó. Anh Hậu là chủ cơ sở đúc chuông làm ăn khá phát đạt. Gia đình tham gia trực tiếp vào sản xuất và còn thuê thêm bốn năm thợ.
Do chịu khó học hỏi, yêu nghề trở thành thợ có tay nghề cao, cơ sở đúc đồng Mai Văn Hậu đã xây dựng được thương hiệu nhiều nơi biết đến. Đã đúc tượng Phật cho Chùa Vàng (Tam Đảo), tượng Đức Trần Hưng Đạo do Chùa Thăng Phúc – Thành Phố Hải Phòng. Đúc chuông cho Chùa Núi Một (Côn Đảo); tháp xá lợi phật Chùa Thiện Sơn (Vĩnh Phúc). Sản phẩm còn có những khu di tích lịch sử: đền thờ ngã ba Đồng Lộc, nghĩa trang Trường Sơn. Đặc biệt trong dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội quả chuông mang tên “Đại hồng chung Thăng Long linh tụ” do cơ sở Mai Văn Hậu đúc được treo tại điện Kính Thiên trong Hoàng thành.


Lớp thợ kế tục nghề đúc ở Kiên Lao không chỉ tiếp thu tinh hoa nghề nghiệp truyền thống mà còn dầy công hoicj hỏi, nghiên cứu tạo nên những sản phẩm chất lượng cao, giữ vai trò độc tôn đúc chuông trên miền bắc. Đay cũng là thời kỳ sản phẩm đúc của Kiên Lao đi xa nhất, được cả nước biết đến.
Trong vòng 10 năm trở lại đây do thu hút được khách hàng công việc khá đều. Nhưng đúc chuông là công việc khó không phải ai cũng làm được. Ngoài thạo nghề còn đòi hỏi người thợ phải có kinh nghiệm mới có thể đảm nhận được công việc.
Khó khăn hiện nay là hầu hết các cơ sở đúc đồng đều nằm trong khu dân cư, mặt bằng sản xuất còn rất hạn chế, ảnh hưởng môi trường. Nhiều hộ làm nghề có năng lực nhưng không có điều kiện mở rộng sản xuất. Sản lượng hàng năm làm ra vẫn chưa tương xứng với khả năng một trong những nghề truyền thống lâu đời nhất của Kiên Lao.

Một số sản phẩm khác
Đúc Chuông Kiên Lao    
Đúc Chuông Kiên Lao
Bài viết có tham khảo sách "Làng Nghề Kiên Lao - Xưa Và Nay" -  Đinh Thanh Giang
----------------------------------------------------------------------------------
CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ NĂNG LƯỢNG : http://cokhinangluong.com

Tác giả bài viết: AnhDuan - sưu tầm

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://cokhinangluong.com.vn là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

VIDEO
Giỏ hàng
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay669
  • Tháng hiện tại44,048
  • Tổng lượt truy cập5,084,305
THẰM DÒ Ý KIẾN

Bạn thấy website này thế nào

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây