Máy tuốt lúa liên hoàn Cơ Khí Năng Lượng
NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC
I- BỘ PHẬN ĐẬP LÚA TÁCH HẠT RA KHỞI CÂY:
Trục lô quay: Răng đập cây lúa vào sàng đập nhiều lần liên tục, đồng thời theo chiều dọc máy. Hạt thóc tách được ra khỏi cây, nơi cuối máy có 4 cánh quạt đẩy rơm ra ngoài.
II- BỘ PHẬN LÀM SẠCH VÀ PHÂN LOẠI THÓC:
Gồm sàng lắc và phần quạt gió: Sàng lắc dọc theo máy với chiều tịnh tiến 10mm, trên sàng lắc có tấm cộng tác với quạt gió để phân loại thóc theo buồng riêng.
Sơ đồ nguyên lý làm việc
NĂNG SUẤT VÀ CÔNG SUẤT
Kiểu máy |
1600 |
1200 |
Năng suất tùy theo chất lượng lúa tính phút/ sào Bắc Bộ |
3 đến 6 |
7 đến 10 |
Công suất tính theo mã lực |
13 đến 10 |
8 đến 6 |
Tỷ lệ trền qua Puly máy đập các loại động cơ thông dụng
Cao pheeng+ rudong Trung Quốc và Trần Hưng Đạo từ 12 đến 18 |
270 mm
150 mm |
D.7 đến D.10 Trung Quốc |
240 mm
135 mm |
v Kiểu máy có thể tích buồng đập lúa tức là lượng lúa nằm trong máy sẽ luôn chuyển được nhiều. Năng suất cao và ngược lại.
v Không được lợi dụng số mã lực của động cơ để ép máy đập làm việc quá sức sẽ khó hạn chế được hết thóc theo rơm và sẽ không an toàn cho máy đập. Càng không nên sợ máy hỏng mà không dám cho lúa nhanh sẽ ảnh hưởng đến thu nhập. Hãy tin rằng cơ sở sản xuất đã chịu trách nhiệm về kỹ thuật máy.
v Nếu động cơ yếu hoặc khỏe quá thì đổi tỷ kệ truyền của máy đập để tận dụng hết công suất vầ nhiên liệu.
v Năng suất công việc cong phụ thuộc vào các thao tác linh hoạt của người đứng máy.
GÁ LẮP ĐỘNG CƠ VÀ DI CHUYỂN MÁY
I-
GÁ LẮP ĐỘNG CƠ VÀO MÁY:
v Khi gá lắp động cơ vào máy phải bỏ chân chữ A của máy nổ và chỉ lót vào máy một lớp mỏng như gỗ hoặc nhựa cứng, giữ an toàn cho máy nên dùng loại ốc tốt để xiết thật chặt.
Chỉnh các Puly thật thẳng hàng, không nghiêng để tăng độ bền cho dây curoa.
Chú ý: Khi mới lắp dây ban đầu rất nhanh giãn, phải thường xuyên kiểm tra ốc căng dây, tránh trình trạng dây bị trượt làm giảm chất lượng và năng suất.
II- DI CHUYỂN MÁY:
Để phù hợp với địa bàn nông thôn, máy được thiết kế kiểu 3 bánh: Hai bánh chịu lực. một dẫn đường nên rất dễ đổ, khi chưa đặt máy nổ lên càng dễ đổ. Vậy nên cần lưu ý:
1. Thận trọng khi qua ổ gà, hoặc mặt phẳng quá nghiêng.
2. Không được kéo móc vào xe cơ giwois vì máy không có bộ phận giảm sóc.
3. Khi kéo máy lên hoặc xuống dốc cần phải đè phanh để an toàn cho người và máy.
Cách vận hành máy:
Những điểm trước khi khởi động.
1. Chọn vị trí cho phù hợp mặt bằng và hướng gió.
2. Khởi động máy:
v Chèn kỹ các bánh xe không cho di chuyển.
v Kiểm tra ốc, dây curoa.
v Kiểm tra dầu, mỡ các ổ bi của máy.
v Khởi động cho máy chạy không tải từ 1- 2 phút rồi tăng dần tốc độ cho phù hợp với lúa, không nên chạy tốc độ quá cao giữu an toàn cho máy.
v Giới hạn tốc độ cho phép: Khi chạy lúa ướt, mỏng vỏ không bị tày vỏ thóc và với lúa dai nâng tốc độ nên ở mức vừa phải.
v Cho lúa vào liên tục, khi hết lúa phải chạy không tải từ 2- 3 phút.
3. Không để cho máy nghiêng, ghé khi làm việc, thóc sẽ bị dồn lại một điểm rê không sạch.
III. NGƯỜI PHỤC VỤ VÀ AN TOÀN KHI CHẠY MÁY
1. Người phục vụ máy
v Phần này quyết định rất lớn đến năng suất và thu nhập của người có máy. Vì vụ lúa đến không dài thời gian nên phải bố trí nhân lực khỏe và linh hoạt thay ca nhau làm phục vụ máy khi hoạt động và di chuyển máy đến các địa điểm, người đứng máy phải linh hoạt xử lý khi lúa khô, lúa ướt, dài, ngắn, dai, rụng với nhiều cách cho ăn láu và năng động trong hệ điều chỉnh máy, những người di chuyển máy phải nhịp nhàng bỏ lúa lên bàn sao cho người đứng cho ăn dễ vơ lúa nhất tức là không được bỏ đống quá to hoặc thiếu lúa trên bàn sẽ làm giảm năng suất hoặt động của máy.
2. An toàn khi chạy máy:
v Trong khi làm việc cần chú ý các điểm sau đây cps thể dễ gây tai nạn.
a. Không được để dây lạt, liềm, dao hoặc bất kì vật cứng nào vào trong máy.
b. Người đứng máy phải có trang phục gọn gàng không được dùng găng tay để đưa lúa vào máy.
c. Không đứng gần cánh quạt gió, gần miệng thổi rơm và các dây curoa.
d. Người không có trách nhiệm không đứng gần khi máy làm việc.
e. Khi bị nghẽn lúa phải duwnghf máy ngay và tháo ra.
f. Thường xuyên xiết chặt các bu lông và độ căn dây curoa.
IV. CÁCH CHO ĂN LÚA
1. Quy ước của máy
v Lúa dài rụng và ướt cho ăn nhanh theo sức máy giới hạn là nghe tiếng máy nổ không nặng tải là nhìn mồm rơm ra không vón cục.
v Lúa ngắn dai và khô cho ăn mức chậm. Giới hạn là tránh đập dối và thóc theo rơm ( điểm này còn cộng với cách điều chỉnh buồng đập+ răng và tốc độ) xem trang sau.
2. Cách cho ăn lúa:
Thực tế có nhiều cách cho ăn xong miễn sao lúa vào liên tục để không vón cục thì mới có năng suất và chất lượng cao.
Dưới đây có 2 cách cho ăn để người sử dụng tham khảo:
a. Kiểu 1: Vơ từng gồi đưa vào cửa ăn lúa đồng thời tay đẩy vào hơi vát lên tức là phần trên của gồi lúa sẽ vào máy trước.
b. Kiểu 2: Tay phải vơ lúa rải đều trên bàn, tay trái đun lúa sát ở dưới cửa chắn của bàn để lúa.
CÁC HƯỚNG DẪN
I. HƯỚNG DẪN CHỈNH QUẠT GIÓ
Nhằm tăng hoặc giảm tốc độ khi máy làm việc ở những lúc lúa khô hoặc ướt tạo cho máy rê sạch.
( Hình 1): Cánh quạt gió được để lại máy, dùng kìm điện bẻ cong cánh quạt ra ( theo hình vẽ) khi máy làm việc ở đợi làm ướt tốc độ gió lớn.
( Hình 2): Cánh quạt gió được để lại máy, dùng kìm điện bẻ cong cánh quạt ra ( theo hình vẽ) khi máy làm việc ở đợi làm ướt tốc độ gió yếu.
II. DẪN CHỈNH BÚA ĐẬP LÚA TRÊN THÂN LÔ
1. Với lúa dai
Đỉnh búa luôn cách đều xương sàng khoảng 25 mm
v
Hướng dẫn sử dụng hai thanh đập
Để tăng cường khả năng đập sạch những đợi lúa ướt và dai người vận hành hairt lắp hai thanh đập trên nóc máy ( phía trong) theo thiết kế ( Hình 1) xong mới cho máy hoạt động.
Chú ý: Hai thanh đập đã gắn sẵn trên đỉnh máy chỉ cần tháo bu lông để thực hiện các thao tác như chỉ dẫn ( 1 và 2) để phù hợp với từng loại lúa.
Tháo hai thanh đập trên nóc máy trong trường hợp lúa không dai ( hình 2) nếu không sử dụng nữa thì lắp 2 thanh đập vào vị trí cũ trên nóc máy.
2. Với lúa không dai
Đỉnh búa luôn cách đều xương sàng khoảng 25 mm
III. HƯỚNG DẪN CÁCH CHỈNH THÓC KHÔNG CUỐN THEO RƠM
Khi máy làm việc có tình trạng thóc cuốn theo rơm quá tỷ lệ cho phép một sào Bắc Bộ 1,5 kg.
Cách khắc phục (1) chỉnh đứng các dao trên thân lô lại trừ 4 dao cửa vào lúa không chỉnh ( hoặc chỉnh vừa phải) như vậy máy làm sản phẩm đỡ dé hơn, hạt thóc sạch.
Cách khắc phục (2) khi lúa càng dai thóc càng cuốn theo rơm nhiều và lúa ướt thóc cũng dính theo rơm. Vậy người vận hành phải ép hai tay gạt trên máy về phía đập lúa đồng thời lắp các thanh đập như đã thiết kế trên đỉnh máy và tăng lại hệ thống dây curoa tránh tình trạng dây ba-ty-lê.
( Đây là những phuwong pháp người vận hành cần biết)
IV. HƯỚNG DẪN CÁCH CHUYỂN MÁY ĐẬP LÚA SANG ĐẬP ĐẬU TƯƠNG HOẶC ĐẬP NGÔ.
Qúy khách lưu ý, máy đập lúa liên hoàn Năng Lượng còn có tính năng vượt trội so với các loại máy đập lúa liên hợp khác là nó có thể chuyển sang để đập đậu tương hoặc bắp ngô rất hiệu quả. Vậy Qúy khách nên biết để phát huy hết tác dụng của máy.
ü
ĐẬP ĐẬU TƯƠNG
Phương pháp vận hành:
1. Chỉnh dao trên thân lô như phương pháp hình 2 điều chỉnh máy làm việc đợt lúa dai.
2. Đậu tương thủ hoặc cắt ngắn, quất đống, vỏ vàng không phơi nắng cây héo.
3. Khi máy làm việc phải bỏ sàng tách dé gần máy nổ.
ü
ĐẬP NGÔ BẮP
Qúy khách lưu ý, máy đập lúa liên hoàn Năng Lượng còn có tính năng vượt trội so với các laoij máy đập lúa liên hợp khác là nó có thể chuyển sang để đập bắp ngô rất hiệu quả.
Người sử dụng máy chỉ cẩn:
v Lắp sàng đập ngô vào đỉnh máy( sau khi mở mui đỉnh máy)
v Chỉnh răng đập trên thâ lô dần đứng ( 1 đến 2)
v Cho máy chạy ở mức ga thấp nhất ( để tránh tiếng ồn)
Chú ý:
1. Bắp ngô phải được phơi khô.
2. Khi đập tách hạt ngô bắp cần phải vun vào cửa ăn.
V. HƯỚNG DẪN DÙNG BỘ VAM CHUYÊN DỤNG ĐỂ THAY THẾ BULY TRỤC LÔ VÀ CÁC BULY KHÁC CỦA MÁY ĐẬP LÚA LIÊN HOÀN NĂNG LƯỢNG
(hình)
Chúng tôi trên mạng xã hội