- (+84) 0228 3885433
- fax: (+84) 0228 3761433
- info@cokhinangluong.com
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, năm 2011, doanh thu của ngành cơ khí đạt 202.429,8 tỉ đồng, đáp ứng khoảng 29% nhu cầu cơ khí toàn quốc. Năm 2012, sản lượng toàn ngành còn 25% nhu cầu (so với mục tiêu 40 - 45%).
Cũng trong thời điểm này, nhiều DN cơ khí trong nước đang lâm vào cảnh kiệt quệ. Theo Hiệp hội DN cơ khí VN (VAMI) cho biết: Do tồn kho sản phẩm cùng lãi vay ngân hàng cao, nhiều DN cơ khí vừa và nhỏ nếu không rơi vào cảnh phá sản hoặc cầm cự để tồn tại cho qua cơn bão tài chính, hàng chục nghìn công nhân cơ khí có tay nghề đang mất việc làm.
Nói về nguyên nhân của việc không hoàn thành mục tiêu phát triển của ngành cơ khí, Chủ tịch VAMI Nguyễn Văn Thụ cho biết: Sản phẩm của ngành cơ khí của VN hiện chủ yếu vẫn là hàng gia công, giá trị kinh tế thấp; công nghệ thiết bị lạc hậu.
Chưa hình thành một số ngành mũi nhọn đủ sức chế tạo toàn bộ dây chuyền thiết bị đồng bộ... Sau 10 năm thực hiện chiến lược phát triển ngành cơ khí VN đến năm 2010, tầm nhìn 2020, trong số 24 dự án thuộc cơ khí trọng điểm đã được Chính phủ phê duyệt, mới chỉ thực hiện có 5 dự án.
Nói về sự “thua trên sân nhà” của ngành cơ khí VN, Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang cho biết: 80% kim ngạch nhập khẩu mỗi năm của VN là máy móc thiết bị, hoặc nguyên phụ liệu để chế tạo máy móc, nhưng DN cơ khí của VN tham gia rất hạn chế, do sự bất cập của luật Đấu thầu đã gây sự bất lợi cho DN cơ khí trong nước, đẩy DN trong nước chỉ đủ sức trở thành nhà thầu phụ, làm thuê cho các nhà thầu nước ngoài. “Ách tắc của luật Đấu thầu chúng ta đều đã biết. Trước kiến nghị của các ngành, Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch Đầu tư sửa từ 3 năm nay. Nhưng đến nay, những bất cập trong Luật Đấu thầu vẫn chưa được sửa, gây bất lợi cho DN cơ khí VN” - Thứ trưởng Quang khẳng định.
Chỉ cần… cơ chế
Để ngành cơ khí “thắng trên sân nhà”, các DN đang cần tháo gỡ cơ chế. Đó là nguyện vọng của hầu hết các đại biểu tại Đại hội nhiệm kỳ III, Hiệp hội DN cơ khí VN. 8 vấn đề được các đại biểu kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước, giúp cho ngành cơ khí giành lại thế mạnh trên thị trường nội địa.
Đó là: Khẩn trương sửa đổi, bổ sung Luật Đấu thầu để các DN cơ khí trong nước có nhiều cơ hội được tham gia các dự án tại VN bằng việc tăng tỉ lệ bắt buộc sử dụng vật tư, thiết bị công nghiệp do VN sản xuất đạt chất lượng trong hồ sơ thầu để hạn chế nhập khẩu, giành thị phần cho các nhà thầu VN, ngăn chặn việc sử dụng bừa bãi lao động nước ngoài; sử dụng các công cụ tài chính phù hợp để khuyến khích bà con nông dân sử dụng các máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp được chế tạo trong nước; có chính sách tạo vốn, chính sách thuế và thuế quan phù hợp cho ngành cơ khí; tạo hàng rào thuế quan với các sản phẩm cơ khí chế tạo mà trong nước đã sản xuất đạt chất lượng tương đương hặc tốt hơn sản phẩm nhập khẩu để bảo vệ sản xuất trong nước...
Trước các đề xuất ưu đãi của các DN cơ khí, Thứ trưởng Lê Dương Quang cho biết: Chính sách ưu đãi của nhà nước sẽ càng ngày càng hạn chế. Ưu đãi ngành sẽ không còn, mà chuyển sang ưu đãi cho từng dự án. Các DN cơ khí của VN cần hướng vào vấn đề này để cạnh tranh và giành lấy các cơ hội chứng minh năng lực của ngành cơ khí VN trước các đối tác nước ngoài.
Còn nói về năng lực cạnh tranh của ngành cơ khí VN, Chủ tịch VAMI Nguyễn Văn Thụ khẳng định: “Thực tế hiện nay, một số DN cơ khí chế tại có thể cạnh tranh được với các Cty của Nhật, nhưng không cạnh tranh được với các sản phẩm chất lượng từ trung bình đến thấp của Trung Quốc nhập vào VN”. Đây là mấu chốt mà ngành cơ khí nội đang thua trên sân nhà.
(theo: Lao Động)
Xem thêm:
Ngành cơ khí chế tạo: Làm sao thoát kiếp gia công? (07/03/2013)
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chúng tôi trên mạng xã hội