Thời cơ cho công nghiệp hỗ trợ Việt Nam

Chủ nhật - 05/10/2014 00:03

Công nghiệp phụ trợ Việt Nam

Công nghiệp phụ trợ Việt Nam
Câu chuyện Samsung tìm đối tác cung cấp phụ kiện nội địa Việt Nam đang làm dấy lên cuộc thảo luận hết sức sôi nổi về năng lực sản xuất công nghiệp của Việt Nam. Mối quan tâm của các DN Việt Nam không chỉ là cách tiếp cận để tham gia chuỗi cung ứng của Samsung mà còn là nhận được sự hỗ trợ gì từ nhà đầu tư này.

Với 8 điều kiện cơ bản là công nghệ, chất lượng, sự đáp ứng, thời hạn giao hàng, giá cả, môi trường, tài chính, luật. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ trở thành nhà cung cấp của Samsung.


Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) phối hợp với Hiệp hội Các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (VAFIE) và Tập đoàn Samsung tổ chức hội thảo tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ (CNHT) trong chuỗi sản xuất toàn cầu của Samsung ngày 11-9, tại Hà Nội.
Mô hình mẫu công nghiệp hỗ trợ

Cần xây dựng mô hình mẫu

Theo thứ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Văn Hiếu nhận định đây là cơ hội ngàn năm có một để doanh nghiệp (DN) Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu cho các tập đoàn lớn trên thế giới vì hiện nay các nhà đầu tư đang có xu hướng dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam. Việc này rất khó nhưng không phải không làm được.

GS Nguyễn Mại, Chủ tịch VAFIE, cũng dự báo về một làn sóng đầu tư nước ngoài mới đang lan đến Việt Nam và đốc thúc phải tìm mọi cách để bước vào chuỗi cung ứng linh kiện cho Samsung. Không thể chấp nhận được khi Việt Nam là cứ điểm lớn sản xuất hàng trăm triệu sản phẩm cho Samsung mà lại để họ đi nhập linh kiện ở nước khác, từ cục sạc, ốc vít…cũng không đáp ứng được yêu cầu.

GS Nguyễn Mại nhận định: “Đây là nỗi đau của ngành CNHT Việt Nam”. Trong tổng số 93 DN là nhà cung cấp của Samsung hiện nay, chỉ có 7 DN Việt Nam, chủ yếu cung cấp nhựa, in ấn, bao bì…

Để phát triển CNHT, Bộ KH-ĐT và VAFIE đã chọn cách kết hợp với Samsung xây dựng mô hình mẫu ở ngành hàng điện tử; đến năm 2015, rút kinh nghiệm để nhân rộng ra các ngành nghề khác.

Tại hội thảo, hơn 20 chuyên gia của Samsung Electronics (SEV) đã trưng bày các nhóm sản phẩm linh kiện mẫu cần mua, đưa ra điều kiện cụ thể đối với một nhà cung cấp, chính sách mua hàng. Căn cứ vào đó, 300 DN muốn tham gia chuỗi cung cấp sản phẩm cho SEV có thông tin chính xác về nhu cầu của khách hàng để tự tìm cơ hội tham gia.

Yếu thì phải liên kết

Giám đốc mua hàng của SEV, ông Jang Hoyong, cho biết năm 2010, giá trị mua hàng của SEV là 1,4 tỉ USD nhưng năm 2013 đã tăng lên 19,8 tỉ USD. Để trở thành nhà cung cấp của Samsung, DN cần đáp ứng được 8 điều kiện cơ bản là công nghệ, chất lượng, sự đáp ứng, thời hạn giao hàng, giá cả, môi trường, tài chính, luật. Gần đây, SEV còn đưa ra 13 điều mục cần phải tuân thủ khi làm việc với SEV để giảm thiểu rủi ro, trong đó nghiêm cấm hành vi tham nhũng.

Là DN đang cung cấp linh kiện cho Samsung thông qua một công ty khác, ông Trần Anh Vương, Giám đốc Công ty Công nghệ Bắc Việt, muốn biết làm thế nào để trở thành nhà cung cấp trực tiếp cho SEV để có thể cung cấp sản phẩm lắp ráp thành khuôn mẫu thay vì chỉ được làm sản phẩm đơn lẻ. Ông Jang Hoyong nói nếu đáp ứng được 8 tiêu chí trên, Bắc Việt hoàn toàn có thể liên hệ trực tiếp với bộ phận mua hàng của SEV để trở thành DN cung ứng cấp 1.

Mối quan tâm của các DN Việt Nam không chỉ là cách tiếp cận để tham gia chuỗi cung ứng của Samsung mà còn là nhận được sự hỗ trợ gì từ nhà đầu tư này.

Đại diện SEV khẳng định chính sách của SEV là ưu tiên mua hàng của DN nội địa nhưng không có quyền chỉ định, áp đặt bất cứ nhà cung cấp nào liên doanh với DN Việt Nam. Nếu không đủ sức sản xuất một linh kiện hoàn chỉnh, các DN cần liên kết lại, trong đó có 1 DN trọng tâm làm việc trực tiếp với SEV và chịu trách nhiệm cuối cùng về sản phẩm. “Chúng tôi ưu tiên mua hàng nội địa nhưng trước hết phải ưu tú hơn các nhà cung cấp hiện có” - ông Jang Hoyong nêu quan điểm.



DN đạt 7-8 điểm sẽ được hỗ trợ

Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài Đỗ Nhất Hoàng dự đoán không DN nào đủ sức làm ngay được vì chưa bao giờ được tiếp cận trực tiếp để biết SEV cần gì. Sau hội thảo, DN nào cảm thấy “đạt 7-8 điểm” sẽ được hỗ trợ thiết lập quan hệ với đại diện SEV để bàn về quá trình mua sắm công nghệ, đào tạo nhân sự để 6 tháng sau mở rộng hợp tác. Nếu cần, DN sẽ được hỗ trợ của Chính phủ và các địa phương về cơ chế chính sách, đặc biệt là Quỹ Phát triển CNHT.

Công Nghiệp Hỗ Trợ: Công nghiệp hỗ trợ (CNHT) là các ngành công nghiệp sản xuất nguyên vật liệu, phụ kiện, phụ tùng linh kiện, bán thành phẩm để cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất, chế biến, lắp ráp các sản phẩm hoàn chỉnh là tư liệu sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

VIDEO
Giỏ hàng
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập11
  • Hôm nay5,609
  • Tháng hiện tại131,712
  • Tổng lượt truy cập4,573,066
THẰM DÒ Ý KIẾN

Bạn thấy website này thế nào

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây