Robot quân sự - người lính tương lai trên chiến trường

Thứ sáu - 10/01/2014 11:48

Robot quân sự - người lính tương lai trên chiến trường

Robot quân sự - người lính tương lai trên chiến trường
Phát triển các loại robot quân sự có khả năng tác chiến một cách độc lập đang là xu hướng chủ đạo trong phát triển các phương tiện chiến tranh tương lai.

Bộ phim khoa học viễn tưởng "The Terminator"  cho ta một viễn cảnh tương lai về các tiểu đoàn robot có tri giác, phỏng hình người tiến hành chiến tranh nhân loại. Trong khi viễn cảnh này vẫn chỉ là giả thuyết của lĩnh vực khoa học viễn tưởng, thì rất nhiều quốc gia trên thế giới cũng đang tìm kiếm kỹ thuật giúp tạo ra những người lính robot, trong đó có Hoa Kỳ.

 

Robot quân sự

Trong thực tế, vào năm 2001, đạo luật ủy quyền quốc phòng Floyd D.Spence cũng đã đề ra mục tiêu cho quân đội Mỹ, đó là tạo ra một chiến hạng không người lái, có thể sẽ chiếm 1/3 tổng phương tiện vận hành trong chiến đấu. Cho đến nay, các mẫu thiết kế robot không giống như những robot được dàn dựng trong phim Terminator, tuy nhiên chúng đã có thể giết người.

Dự án hệ thống chiến đấu tương lại của quân đội Mỹ (FCS) là một chiến lược toàn diện giúp nâng cấp hệ thống quân sự quốc gia trên tất cả các phân nhánh của lực lượng vũ trang. Kế hoạch kêu gọi một hệ thống chiến đấu hợp lực - một hạm đội các xe khác nhau sẽ sử dụng lên đến 80 phần trăm các bộ phận tương tự, đồng thời sử dụng các cảm biến không người lái được thiết kế để thu thập thông tin tình báo trên chiến trường, và các hệ thống khởi động không người lái có thể bắn tên lửa về phía kẻ thù bên ngoài đường ngắm và về phía một số robot.

Các robot được chia thành bốn loại :

-  Aerial Vehicles không người lái ( UAV ) được thiết kế để đảm nhiệm việc giám sát và trinh sát.

-  Ground Vehicles không người lái loại nhỏ( UGV ) xâm nhập vào khu vực nguy hiểm và thu thập thông tin giúp những người lính không cần phải mạo hiểm.

-  Multifunctional Utility/Logistics and Equipment (MULE) được thiết kế để cung cấp hỗ trợ chiến hạng trong các tình huống chiến đấu.

-  Armed Robotic Vehicles (ARV) có trọng lượng 9,3 tấn và có thể vận chuyển một dàn vũ khí, hoặc các thiết bị giám sát tinh vi.

Robot Quân Sự

Mule và ARV đánh dấu sự khởi đầu của một chiến tranh kiểu mới. Có ba phiên bản của Mule được đề xuất. Một loại có thể chuyên chở hơn một tấn thiết bị. Loại thư hai được thiết kế để phát hiện và vô hiệu hóa bom mìn đánh xe tăng, tương tự với những robot quân sự hiện tại. Loại thứ ba là thiết bị vũ trang robot Vihicle - Assault -Light (ARV-AL). Nó được thiết kế với một gói (RSTA) tích hợp các khẳ năng trinh sát, giám sát và dò tìm mục tiêu, đồng thời được trang bị khẳ năng kết hợp các vũ khí chiến đấu. Nói cách khác, robot này thực hiện nhiệm vụ tương tự như một người lính, có thể tham gia đánh lại kẻ thù trên chiến trường.

Tuy nhiên, hình dáng của robot ARV không hoàn toàn giống như một người lính và mà giống như một chiếc xe tăng. Trong thực tế, quân đội có ý định sử dụng các robot ARV -A để hỗ trợ cho các xe có người lái. Ví dụ như người chỉ huy một đội xe tăng có thể sử dụng robot ARV -A để mở rộng khu vực ảnh hưởng của đội mình mà các binh lính không hề phải mạo hiểm. Các robot có thể nắm được các vị trí nguy hiểm nhất và hỗ trợ xe có người lái trong bất cứ tình huống chiến đấu nào.

Robot quân sự hiện đại

Do cắt giảm ngân sách, nhiều sáng kiến cho FCS có thể sẽ phải hoãn lại vô thời hạn. Mule và ARV là một trong những ví dụ của sáng kiến này. Kết quả là, có thể mất vài năm chúng ta mới có thể chứng kiến các robot của Mỹ được sử dụng trong chiến tranh. Tuy nhiên, quân đội Mỹ được tiếp tục đầu tư vào robot với hy vọng rằng một ngày nào đó robot có thể thay thế các binh sĩ  trong những tình huống nguy hiểm.

Trong bài viết này, chúng tôi đã đem đến một cái nhìn về cách họat động của các robot nói trên, và binh lính robot sẽ thay đổi cục diện chiến tranh như thế nào.

Đội quân Robot

Về ý tưởng, những chiến binh robot sẽ đạt được các mục tiêu quân sự mà con người có thể điều khiển. Chúng sẽ phải tự hoạt động và có khả năng xác định mục tiêu, phân biệt giữa các lực lượng ta và địch, phản công lại kẻ thù và tác chiến từ xa với những robot khác để sử dụng vũ khí một cách đơn giản. Hiện nay, mặc dù “robot tự hành” vẫn còn một số hạn chế, nhưng hầu hết  đều được điều khiển từ xa bởi một người tại một trạm chỉ huy, và có thể di chuyển được từ điểm A đến điểm B với sự giám sát tối thiểu. Để một đội quân robot tiến hành chiến đấu hiệu quả trên chiến trường, tốt nhất là các robot có thể tự đánh giá tình hình và đưa ra quyết định mà không dựa vào sự chỉ huy của con người.

Robot quân sự hiện đại

Quân đội tiếp tục làm việc với các cơ quan chính phủ như NASA, các trường đại học và các tổ chức để thực hiện nhiều cuộc nghiên cứu hơn nhằm đạt được mục tiêu này. Dự án tự điều hướng (ANS) là một phần của chương trình hệ thống chiến đấu tương lai. Mục tiêu của dự án ANS là tạo ra một hệ thống định vị mô-đun giúp các kỹ thuật viên có thể cài đặt trong tất cả các xe quân sự không người lái và có người lái. Hệ thống sẽ bao gồm cảm biến định vị, hệ thống định vị toàn cầu (GPS), hệ thống dẫn đường quán tính (INS), cảm biến nhận thức và phần mềm phát hiện va chạm.

Mối quan tâm lớn đối với quân đội và các kỹ sư đều là trường hợp robot gặp trục trặc. Khả năng robot bắn về phía lực lượng ta hoặc về phía những người vô tội xung quanh luôn là vấn đề được đưa ra trong các cuộc thảo luận về việc sử dụng robot quân sự. Nghe có vẻ phi thực tế, nhưng trước đây trường hợp robot gặp trục trặc đã gây ra những hoang mang lo sợ. Năm 1993, một đội robot phá bom ở San Francisco đã bị trục trặc trong khi đang thực hiện nhiệm vụ vô hiệu hóa một quả bom. Các robot bắt đầu quay một cách mất kiểm soát ngay khi chúng có thể nắm bắt các thiết bị nổ . May mắn thay, robot không làm cho thiết bị kích nổ [nguồn: The New York Times].

Robot quân sự hiện đại

Các quân nhân cho rằng mục tiêu của việc sử dụng phương tiện không người lái và robot là để có giảm tối đa sự thương vong của con người khi tham chiến. Một lợi ích khác là mặc dù chí phí chế tạo ra robot cao nhưng vẫn còn rẻ hơn so với việc đào tạo quân lính. Robot phải được bảo trì thường xuyên, nhưng chúng không cần phải có sức khỏe hoặc phúc lợi hưu trí. Chúng cũng có thể phục vụ trong kỳ hạn dài hơn so với quân lính.

Nhiều người tin rằng robot sẽ không bao giờ thay thế hoàn toàn con người trong chiến đấu, nhưng chúng sẽ được sử dụng trong các nhiệm vụ đặc biệt nguy hiểm hay những nhiện vụ tẻ nhạt. Một chiến binh robot sẽ không bao giờ chán nản, vì vậy chúng sẽ được sử dụng để đảm nhiệm nhiệm vụ bảo vệ hoặc giám sát các cơ quan trong thời gian dài. Hàn Quốc đã lên kế hoạch sử dụng robot để tuần tra biên giới giáp với Bắc Triều Tiên. Các robot này được gọi là Intelligent Surveillance và Guard Robot, và chúng được trang bị một máy quay hồng ngoại hoạt động liên tục để phát hiện những kẻ đột nhập trong phạm vi lên đến 2,5 dặm. Các robot có thể truy bắt mục tiêu, yêu cầu một dãy truy cập mã hóa, khi chúng cách những kẻ đột nhập khoảng 10 mét. Nếu mục tiêu không thể nhập được mã chính xác, robot sẽ báo động hoặc bắn vũ khí vào kẻ đột nhập.

Công cụ và vũ khí robot

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại robot  thể  cầm và bắn một số loại vũ khí như súng ngắn, bình xịt hơi cay, súng phóng lựu, tên lửa hoặc thậm chí là tên lửa Hellfire. Robot Mule ARV -AL có thể bắn súng ngắm và vũ khí chống tăng. Robot TALON điều khiển từ xa có thể sử dụng được mọi loại vũ khí từ súng máy M240, súng trường A50, đến lựu đạn và sung phóng tên lửa. Robot tuần tra của Hàn Quốc có thể bắn đạn cao su vào những kẻ đột nhập mà không gây chết người, hoặc có thể cầm một khẩu súng máy K3 - tương tự như súng máy nhẹ M249.

Robot quân sự hiện đại

Chương trình Gladiator Tactical Unmanned Ground Vehicle (TUGV) của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ  có thể sản xuất một kho vũ khí gây chết người và không gây chết người , bao gồm:

-  Ống phóng vác vai Multi-purpose Assault (SMAW), được thiết kế để phá hủy các kho nhiên liệu, vô hiệu hóa xe bọc thép và phá vỡ các công sự.

-  Súng máy M240 hay M249

-  Hệ thống Vehicle Obscurant Smoke (LVOSS), một thiết bị phóng lựu đạn khói

-  Hệ thống Anti-personnel Obstacle Breaching (APOBS) - tên lửa kéo một đường kết nối với lựu đạn phân mảnh, nó được thiết kế để phá hủy chướng ngại vật như mìn

Một robot to, nặng có thể cầm các loại vũ khí cồng kềnh, nặng nề, nguy hiểm đối với con người.  ARV -A có thể cầm được một khẩu pháo cỡ vừa, một hệ thống tên lửa và hệ thống súng máy hạng nặng. Quân đội có ý định sử dụng robot, ví dụ như robot ARV -A chủ yếu để hỗ trợ cho những xe không người lái.

Robot quân sự hiện đại

Các công cụ khác sẽ bao gồm các cảm biến và máy quay cho phép robot nhận thức và điều hướng trong các hoàn cảnh nguy hiểm. Robot Gladiator sẽ được trang bị một máy quay hình ảnh nhiệt, các thiết bị phát hiện nhiệt từ đó tạo ra hình ảnh mà con người có thể quan sát. Hầu hết các robot cũng sẽ có máy quay video thông thường.

Mục tiêu chính của dự án FCS là tạo ra một nền tảng phổ quát mà quân đội và các lực lượng khác có thể kết hợp với các hệ thống quân sự. Một trong những thách thức mà quân đội đã phải đối mặt trong những năm qua là việc chế tạo robot phải dựa trên tích hợp thành công các thiết bị, phương tiện và phần mềm, khiến cho sự phối hợp trong chiến đấu và các cuộc thảo luận chiến thuật trở nên khó khăn. Xét về mặt ý tưởng, tất cả các robot quân sự sẽ có một nền tảng chung, giúp cho các quân nhân dựa vào robot để thực hiện một nhiệm vụ phức tạp. Ví dụ, Aerial Vehicles không người lái có thể kiểm soát một khu vực, phát thông tin cho Ground Vehicles không người lái, khi chúng tiến vào khu vực này.

Hiệu quả , kinh tế và tương lai

Rào cản đầu tiên với một đội quân robot đầy đủ chức năng là kỹ thuật - không ai có thể tạo ra một cách thức hiệu quả đáng và tin cậy để làm cho robot thực sự có thể tự hành. Tuy nhiên, trong vài năm qua, các nhà khoa học cũng đã tạo ra những tiến bộ đáng kể. Các dự án nghiên cứu nâng cao Quốc phòng (DARPA), năm 2004 Bộ nghiên cứu và phát triển Quốc phòng ( Bộ Quốc phòng), đã đầu tư 1 triệu USD trao thưởng cho kỹ thuật viên và kỹ sư trên khắp Hoa Kỳ có thể tạo ra một chiếc xe robot  tự điều hướng trên một đường đua dài 200 dặm. Mặc dù đã có 15 xe tham gia cuộc đua, nhưng không có chiếc xe robot nào có thể đạt được mục tiêu.

Robot quân sự hiện đại

Năm tiếp theo sau đó, các kỹ sư càng được khuyến khích nhiều hơn. Một nhóm các kỹ sư từ trường Đại học Stanford đã giành giải thưởng lớn lên tới $2.000.000, khi xe tự lái của họ đã tới được đích của đường đua dài 132 dặm trong vòng 6 giờ 53 phút. Ba robot khác cũng cán đích trong khoảng 10giờ. Cuộc thi đã chứng minh rằng hoàn toàn có thể chế tạo ra một robot tự di chuyển với tốc độ tương đương với tốc độ của hầu hết các xe quân sự.

Trong năm 2007, DARPA đã đưa ra một thách thức mới - điều hướng trong một môi trường mô phỏng địa hình đô thị phức tạp. Các phương tiện này sẽ phải thực hiện một nhiệm vụ quân sự được yêu cầu trong một thành phố, có nghĩa là chúng sẽ phải di chuyển trong giao thông thành phố, tránh chướng ngại vật và theo một lộ trình đã được lên kế hoạch. Giải thưởng giành cho đội có chiếc xe cán đích sớm nhất là 2 triệu USD.

Sự điều hướng là một rào cản quan trọng trong việc chinh phục mục tiêu chế tạo robot tự lái, nhưng khi muốn robot có thể định vị, xác định và bắn về phía kẻ thù, thì cái giá phải trả cũng cao hơn rất nhiều. Khám phá ra cách giúp robot phân biệt giữa ta, địch và những người vô tội xung quanh có thể mất một khoảng thời gian dài.

Robot quân sự hiện đại

Ngoài các khía cạnh kỹ thuật, chi phí cho việc nghiên cứu và sản xuất robot cũng là một thách thức. Năm 2006 Bộ Quốc phòng ước tính tổng mức đầu tư cho nghiên cứu robot giai đoạn 2006-2012 là 17 tỷ USD [nguồn: Development and Utilization of Robotics and Unmanned Ground Vehicles]. Khi chi phí cho chiến tranh tăng lên, ngân sách bị thắt chặt và quân đội bị buộc phải hy sinh một số kế hoạch của mình. Nhiều dự án robot của quân đội không được đầu tư, và một số khác bị tạm ngừng vô thời hạn.

Sau đó, còn có một số ý kiến về đạo đức được đưa ra trong các cuộc thảo luận về những chiến binh robot. Một quốc gia có lực lượng vũ trang robot hùng mạnh nhiều khả năng sẽ đi xâm lược các nước khác, như vậy liệu các cuộc xâm lược có gây ít thương vong? Bằng cách loại bỏ các yếu tố con người trong chiến tranh, có khi nào chúng ta còn khiến nó vô nhân tính hơn? Khi một robot gặp trục trặc trong khi đang thực hiện nhiệm vụ, liệu chúng ta có phải điều người đến để đưa robot về và sửa chữa? Chúng ta có thể chắc chắn rằng robot sẽ biết khi nào phải ngừng tấn công khi kẻ thù đã đầu hàng?

Nhiều ý kiến cho rằng, trong khi có thể nhiều năm sau chúng ta mới có thể có một lực lượng robot quân sự hoạt động hiệu quả, chúng ta nên cố gắng trả lời những câu hỏi của ngày hôm nay. Các nhà khoa học và các kỹ sư có thể có thể tạo ra robot hiệu quả hơn bằng cách xem xét những câu hỏi này cho các thiết kế của họ. Nếu không, những tiểu đoàn Terminators trong khoa học viễn tưởng có thể còn gần với thực tế hơn là những gì chúng ta đang cố tạo ra.

Xem thêm:

 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

VIDEO
Giỏ hàng
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay642
  • Tháng hiện tại24,586
  • Tổng lượt truy cập5,010,809
THẰM DÒ Ý KIẾN

Bạn thấy website này thế nào

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây