1/ Độ Cứng Là Gì?
- Độ cứng của vật liệu là khả năng chống lại sự lún của bề mặt tại chỗ ta ấn vào đó một vật cứng hơn. Vật liệu càng khó lún thì có độ cứng càng cao.
- Độ cứng là một trong những đặc trưng cơ tính quan trọng của vật liệu. Xác định được độ cứng ta có thể sơ bộ đánh giá được độ bền và độ dẻo của vật liệu.
- Độ cứng cũng còn là thước đo sức bền của vật liệu khi bị va chạm hay bị trầy xước và được đo bằng các kỹ thuật thực nghiệm khác nhau. Tuy nhiên, các kết quả thu được thường biến đổi tùy theo phương pháp đo. Thực tế, các kết quả thực nghiệm đo độ cứng có thể dao động trong khoảng 10% đối với cùng 1 loại vật liệu. Vì vậy, các nhà khoa học đã phải cố gắng phát minh ra một kỹ thuật lý thuyết để có thể dự đoán được độ cứng của vật liệu một cách chính xác hơn.
2/ Phương Pháp Đo Độ Cứng:
- Nguyên Tắc chung:
- Việc kiểm tra độ cứng được tiến hành theo các phương pháp khác nhau tùy theo độ cứng của vật liệu.
- Nguyên tắc chung của phương pháp đo độ cứng là dưới áp lực p xác định, một mũi thử bằng vật liệu chọn trước, có hình dáng và kích thước nhất định, có thể thâm nhập vào bề mặt của vật thử một chiều sâu h là bao nhiêu tùy thuộc vào độ cứng của nó.
- Như vậy, thực chất của việc đo độ cứng vật liệu là đo chuyển vị thẳng của mũi thử khi ấn nó vào vật liệu thử dưới áp lực cho trước.
Phương Pháp Đo Độ Cứng
ROCKWELL
- Một số phương pháp phổ biến:
1 - Phương Pháp Đo Độ Cứng
ROCKWELL
2 - Phương Pháp Đo Độ Cứng
SHORE
3- Phương Pháp Đo Độ Cứng
BRINELL
4- Phương Pháp Đo Độ Cứng
VICKER
5 - Phương Pháp Đo Độ Cứng
KNOOP
Trong đó, có 3 phương pháp đo độ cứng được biết đến nhiều nhất là là
Brinell, Vicker và
Rockwell
Tham khảo: hotancsv' blog
Chúng tôi trên mạng xã hội