Ở dạng nguyên chất, do cường độ và độ cứng thấp, độ dẻo cao, kim loại có phạm vi sử dụng rất hạn chế. Chúng được sử dụng chủ yếu ở dạng hợp kim với kim loại và á kim khác.
2/ Phân loại:
Có 2 loại: kim loại đen và kim loại màu.
a/ Kim loại đen: Như Sắt, Thép, Gang là hỗn hợp Sắt – Cacbon với một số nguyên tố khác như Silic, Mangan, Photpho, Lưu huỳnh
Nguyên liệu để chế tạo kim loại đen là quặng sắt, mangan, crôm, mà các khoáng đại diện cho chúng là nhóm các oxit: macnetit (Fe3O4), quặng sắt đỏ (Fe2O3), piroluzit (MnO2), crômit (FeCr2O4).
Riêng về Thép, Khi tăng luợng Cacbon, tính chất của sắt thép cũng thay đổi, độ dẻo giảm, cường độ và độ dòn tăng.
b/ Kim loại màu: là những kim loại còn lại (Be, Mg, Al, Ti, Cr, Mn, Ni, Cu, Zn, v.v...). Được chia làm 2 loại nhẹ và nặng. Nhôm và Magiê thuộc loại nhẹ. Loại nặng bao gồm: Đồng, Thiếc và hợp kim như Inox.
Để sản xuất kim loại màu người ta sử dụng boxit chứa các hidroxit: hidracgilit (Al(OH)3, diasno (HAlO2); các loại quặng sunfua và cacbonat đồng, niken, chì v.v... với các khoáng đại diện là chancopirit (CuFeS2), sfalêit (ZnS), xeruxit (PbCO3), magiezit ( MgCO3) v.v...
Kim loại đen được sử dụng trong xây dựng nhiều hơn cả, giá kim loại đen thấp hơn kim loại màu. Tuy nhiên kim loại màu lại có nhiều tính chất có giá trị: cường độ, độ dẻo, khả năng chống ăn mòn, tính trang trí cao. Những điều đó đã mở rộng phạm vi sử dụng kim loại màu trong xây dựng, phổ biến là các chi tiết kiến trúc và các kết cấu nhôm.
Kim loại quý: Vàng, bạc, bạch kim, Rodi, Indi 3/ Tính chất cơ học chủ yếu của kim loại:
a/ Tính biến dạng:
- Biến dạng đàn hồi có quan hệ giữa biến dạng (Δl) và tải trọng (P) nằm trong giai đoạn bậc nhất (hình - vùng I).
- Biến dạng dẻo là biến dạng xảy ra khi tải trọng vượt quá tải trọng đàn hồi, khi quan hệ Δl - P không còn là bậc nhất (hình - vùng II). Nguyên nhân gây ra biến dạng dẻo là sự trượt mạng tinh thể.
- Giai đoạn phá hủy là khi tải trọng đã đạt tới giá trị cực đại (Pmax), vết nứt xuất hiện và mẫu bị phá hoại (hình - vùng III).
b/ Cường độ:
Khi thí nghiệm kéo mẫu, cường độ của kim loại được đặc trưng bằng 3 chỉ tiêu sau:
- Giới hạn đàn hồi σp là ứng suất lớn nhất ứng với tải trọng Pp mà biến dạng dư không vượt quá 0,05% :
- Giới hạn chảy σc là ứng suất khi kim loại chảy (tải trọng không đổi nhưng chiều dài tiếp tục tăng) ứng với biến dạng dư không vượt quá 0,2%:
- Giới hạn bền σb: là ứng suất lớn nhất ngay khi mẫu bị phá hoại, được xác định theo công thức sau:
c/ Độ cứng:
Độ cứng là một thuộc tính cơ bản của vật liệu, thuật ngữ độ cứng phản ánh tính chịu uốn, mài mòn, trầy xước của vật. Xác định được độ cứng ta có thể sơ bộ đánh giá được độ bền và độ dẻo của vật liệu. Chúng tôi sẽ giới thiệu sâu hơn về độ cứng và các phương pháp đo độ cứng trong loại bài sau.Tham khảo: hotancsv' blog
==> Xem thêm:
1. Tổng Quan Về Độ Cứng2. Vật liệu Thép Làm Khuôn Mẫu
Chúng tôi trên mạng xã hội