- (+84) 0228 3885433
- fax: (+84) 0228 3761433
- info@cokhinangluong.com
Trong bộ phim “Kẻ hủy diệt”, các robot quân sự với trí thông minh nhân tạo đã phản bội lại con người và gần như tiêu diệt văn minh nhân loại. Mặc dù đây là một bộ phim khoa học viễn tưởng nhưng đó là một nguy cơ tiềm ẩn thực sự trước sự phát triển nhanh chóng của các loại robot quân sự ngày nay.
Phát triển các loại robot quân sự có khả năng tác chiến một cách độc lập đang là xu hướng chủ đạo trong phát triển các phương tiện chiến tranh tương lai.
Phát triển các loại robot quân sự có khả năng tác chiến một cách độc lập đang là xu hướng chủ đạo trong phát triển các phương tiện chiến tranh tương lai.
Công nghệ robot càng ngày càng phát triển hiện đại.Dưới nhiều nỗ lực của các nhà khoa học, sự đầu tư của các công ty, quốc gia trong việc nghiên cứu, một tương lai robot có thể thay thế con người làm được rất nhiều công việc đang dần trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết. Một vài người luôn lo sợ rằng robot sẽ ngày một giống con người và chiếm lĩnh thế giới, có thể thấy ý tưởng này đã được thể hiện qua nhiều bộ phim hành động viễn tưởng. Những điều chúng ta đã thấy robot làm được như di chuyển, cầm đồ … thực chất đều cực kì khó đòi hỏi những sự kết hợp cao siêu nhất từ lý thuyết, thực hành tới thiết bị áp dụng. Và để robot thông minh hơn con người thì có lẽ phải còn rất rất lâu nữa điều này mới có thể mang tính khả thi. Bài viết này chúng ta sẽ cùng đề cập tới một số thứ được coi là khó để dạy và áp dụng vào công nghệ robot nhất.
Thế giới lại thêm một lần nhớ tới cụm từ “Skynet” khi DARPA cho ra mắt thêm một mẫu robot Atlas với hình dạng người hết sức “hầm hố”. Với chiều cao 1,8m và 28 khớp thủy lực, đây tiếp tục là một bước tiến dài trong ngành công nghiệp chế tạo robot.
Sợi carbon được mệnh danh là "siêu vật liệu" trong ngành công nghệ chế tạo máy móc. Khi lần đầu tiên sợi carbon được mang ra dùng trong tên lửa, xe tăng và những năm 1960, người ta đã nhìn thấy rằng trong một tương lai không xa, đây chính là loại vật liệu không chỉ thay thế cho sợi thủy tinh mà còn rất nhiều loại vật liệu khác.
Với mục tiêu giảm 80% các loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính so với năm 1990, thế giới đang nghiên cứu tìm những giải pháp mới, mang tính khả thi và bền vững.
Tám công nghệ sản xuất điện mới dưới đây được xem là những ứng viên xuất sắc cho mục tiêu nói trên và dự kiến không chỉ trở thành hiện thực mà còn mang tính "đại trà" vào năm 2050.
Ngành sản xuất tại Mỹ đang hồi sinh nhờ công nghệ tự động tiên tiến, cho phép các công ty cạnh tranh về giá với doanh nghiệp Trung Quốc.
Graphene là một loại vật liệu được cấu thành từ Carbon nguyên chất, có hình các ô lục giác ghép lại với nhau ở mức độ nguyên tử, siêu nhẹ và siêu cứng, với độ dày chỉ có 1 nguyên tử mà thôi. 1 mét vuông Graphene có cân nặng chỉ 0,77 miligram (tức bằng 0,00077 gram). Graphene có thể bền hơn thép 300 lần đồng thời dẫn điện tốt hơn đồng tới 1 triệu lần.
Nokia đang có cơ hội rất lớn để đưa công nghệ vật liệu siêu bền “Graphene” vào sản xuất điện thoại di động
Phương pháp gia công lớp phủ composite bảo vệ được sử dụng là phương pháp trát lớp bằng tay có sử dụng lớp lót Primers để tăng độ bám dính của lớp phủ composite lên trên nền thép cần bảo vệ
Sử dụng năng lượng mặt trời hiện đang được cho là giải pháp tối ưu nhất. Ngoài tính ưu việt là có trữ lượng vô cùng lớn, không gây ô nhiễm môi trường, thì công nghệ điện mặt trời có thể được ứng dụng ở vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo...
Trong giới công nghệ, bằng sáng chế không còn là lá chắn, mà đã trở thành đầu đạn tên lửa để "oanh tạc" đối thủ. Xưa nay chúng ta vẫn thường chứng kiến những cuộc kiện tụng bằng sáng chế liên miên giữa Apple và Samsung, Google; giữa Microsoft và các đối tác sản xuất điện thoại Android... Điều này đặt ra một câu hỏi là số bằng sáng chế mà các "ông lớn" nắm giữ nhiều như thế nào mà họ có thể suốt ngày đi kiện đối thủ như thế.
Hơn một thập kỷ qua, công nghệ phun phủ kim loại bằng laser (Laser cladding) đã được sử dụng để phục hồi các chi tiết kim loại mài mòn hoặc bị ăn mòn trong ngành công nghiệp dầu khí.
Nhật Bản lại tiếp tục đưa công nghệ chế tạo robot lên một tầm cao mới, khi những nhà khoa học ở trường Đại học Tokyo vừa qua đã phát triển được một mẫu người máy tên Kenshiro có những bộ phận mô phỏng giống hệ trên con người như xương và cơ.
Thỏa thuận hợp tác mới với Thụy Điển có thể mở ra triển vọng về một nền công nghiệp máy bay không người lái hiện đại cho Việt Nam.
Vũ công máy mRobo từ Việt Nam, máy trông nhà, robot bác sĩ là những robot gây ấn tượng mạnh với khách tham quan tại Triển lãm Điện tử tiêu dùng quốc tế (CES) 2013 tại Mỹ.
Tham dự triển lãm điện tử tiêu dùng lớn nhất thế giới CES 2013tại Las Vegas, Mỹ, Robot TOSY của Việt Nam đã thể hiện màn Gangnam Stylegây sốt hầm hập.
Tại gian hàng rộng hơn 400m2 của mình, công ty Cổ phần Robot TOSY liên tục có những màn trình diễn đặc sắc của 2 chú robot này, đặc biệt là mRobo. Nhờ những cải tiến đáng kể về hình dáng và hoạt động, mRobo đã thực sự khiến người xem phải trầm trồ về khả năng nhảy và cử động vô cùng linh hoạt của nó.
Lần đầu tiên, một sản phẩm chip do VN thiết kế, chế tạo được mang ra mổ xẻ trước khi được thương mại hóa với số lượng sản xuất ban đầu là 150.000 “con”.
Vật liệu composite cứng, chắc, nhẹ và chống ăn mòn tốt đã sử dụng thành công trong ngành công nghiệp hàng không và ô tô trong vài thập niên gần đây. Hiện các nhà khoa học trong nước đang tích cực nghiên cứu tìm ra phương pháp sản xuất vật liệu này tối ưu nhất.
Chúng tôi trên mạng xã hội